Nick Út và Kim Phúc lần đầu tiên cùng trở về và gặp lại nhau ở Trảng Bàng sau 50 năm
Nick Út và Kim Phúc trở lại Trảng Bàng cùng nhiều du khách và phóng viên nước ngoài. Họ thăm lại người thân, địa điểm khi xưa là nơi bé Phan Thị Kim Phúc (9 tuổi) bị bỏng bom napalm và được Nick cứu đưa vào bệnh viện.
Dịp này, Nick Út và "Em bé Napalm" gặp lại cô Hồ Thị Bổn, một nhân vật trong bức ảnh huyền thoại đó, nay bán nước giải khát gần Thánh Thất Trảng Bàng.
"Cuộc gặp này rất có ý nghĩa vì đây là lần đầu tiên sau 50 năm, hai nhân vật chính làm nên bức ảnh huyền thoại mới được gặp lại nhau tại nơi bức ảnh ra đời. Buổi gặp gỡ tại Trảng Bàng diễn ra chỉ 2 giờ nhưng phải đợi đến 50 năm" - Nick Út nói trong xúc động.
Sau buổi gặp mặt, Kim Phúc và chồng ở lại Trảng Bàng thăm gia đình rồi "Đại sứ hòa bình" lại bay đi Ba Lan dự buổi nói chuyện vận động giúp đỡ những người tị nạn Ukraine. Còn Nick Út về lại TP.HCM đón máy bay qua Siem Reap (Campuchia).
Trước đó, Nick Út và Kim Phúc vừa có chuyến du lịch xuyên Việt trên tàu Le Laperouse (quốc tịch Pháp) khởi hành từ Hạ Long ghé thăm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang và TP.HCM.
TTO giới thiệu một số hình ảnh các điểm đến mà Nick Út và "Em bé Napalm" ghé thăm.
Nick Út, Kim Phúc và bà Hồ Thị Bổn (nhân vật bé gái mặc áo trắng chạy bên Kim Phúc trong bức ảnh huyền thoại) lần đầu tiên gặp lại nhau ở Trảng Bàng từ sau năm 1972
Kim Phúc trước tòa thánh Cao Đài ở Trảng Bàng
Bà Kim Phúc và Nick Út cùng ký lưu niệm lên bức ảnh Em bé Napalm tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam ở Hà Nội
Nick và Kim Phúc trên du thuyền Le Laperouse. Trong chuyến du hành trên biển, Nick và "Em bé Napalm" có những buổi nói chuyện truyền thông điệp hòa bình sau khi giới thiệu về bức ảnh huyền thoại
Trên du thuyền Le Laperouse du lịch Việt Nam, Kim Phúc và Nick Út có các buổi nói chuyện về bức ảnh Em bé Napalm cho du khách nước ngoài trên tàu
Kim Phúc và Nick Út cùng đánh tiếng chuông hòa bình trên vỏ một trái bom tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP.HCM
Kim Phúc và Nick Út thăm Hội trường Thống Nhất
Bà Kim Phúc và chồng mua đồ lưu niệm tại Bưu điện TP.HCM
Nhiếp ảnh gia Nick Út chụp bức ảnh nổi tiếng lúc 21 tuổi, bên ngoài làng Trảng Bàng ở Tây Ninh vào ngày 8-6-1972. Sau khi chụp ảnh, ông Nick Út lao vào cứu Kim Phúc - em đã bị bỏng độ 3 khoảng 30% cơ thể do nhiệt tỏa ra từ quả bom napalm lên đến 800 - 1.200 độ C.
Bức ảnh đại diện cho sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam và mang lại cho nhiếp ảnh gia Nick Út giải Pulitzer năm 1972.
TTO - 50 năm sau ngày chụp bức ảnh Em bé Napalm, nhiếp ảnh gia Nick Út thú nhận trong buổi triển lãm của ông tại TP.HCM: 'Nếu cô bé ấy chết, tôi cũng sẽ tự sát'.
Xem thêm: mth.8344020201112202-man-05-uas-gnab-gnart-iat-ogn-ioh-mlapan-eb-me-av-tu-kcin/nv.ertiout