Một nhân viên lau dọn bức tượng cúp vàng World Cup trước sân Al Thumama tại Qatar - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, hôm 11-11 vừa qua, DBU cho biết yêu cầu này đã bị Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) từ chối.
Giám đốc điều hành DBU, ông Jakob Jensen, nói với Hãng thông tấn Ritzau rằng: "Hôm nay (11-11), chúng tôi nhận được tin nhắn từ FIFA rằng yêu cầu áo tập của các cầu thủ với dòng chữ "Nhân quyền cho tất cả mọi người" đã bị từ chối vì lý do kỹ thuật.
Đây là một việc đáng tiếc". Phía FIFA từ chối bình luận về vụ việc. Theo Reuters, quy định của tổ chức này yêu cầu trang thiết bị của các đội không được mang bất kỳ thông điệp nào về chính trị, tôn giáo, khẩu hiệu cá nhân, tuyên bố hoặc hình ảnh.
"Chúng tôi tin thông điệp "Nhân quyền cho tất cả mọi người" là một sự phổ cập chứ không phải là lời kêu gọi chính trị, và mọi người đều có thể ủng hộ nó", ông Jensen bổ sung. Mặc dù áo tập của tuyển Đan Mạch sẽ phải thay đổi, song DBU không tiết lộ gì về áo đấu.
Hồi tháng 9, nhà tài trợ áo đấu của đội tuyển này là Hummel cho biết họ sẽ làm một chiếc áo tối giản và có màu đen nhằm phản đối việc Qatar đối xử tệ với các công nhân nhập cư làm việc phục vụ World Cup 2022.
Đan Mạch không phải đội tuyển duy nhất có những động thái lên án nước chủ nhà của World Cup năm nay. Anh, Úc, Xứ Wales... đều có những hành động khác nhau nhằm lên án Qatar.
Trước làn sóng phản đối này, vào tuần trước, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã phải viết thư kêu gọi toàn bộ 32 đội tuyển tham dự World Cup 2022 chỉ "tập trung vào bóng đá" và tránh những vấn đề chính trị.
Hôm 11-11, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani, đã có những phát biểu chỉ trích những quốc gia lên án Qatar là "đạo đức giả".
TTO - Khi quả bóng chưa lăn thì mọi thứ đều có thể xảy và 32 đội tham dự đều có cơ hội chạm đến vinh quang. Nhưng để chinh phục giấc mơ vàng, có lẽ chỉ vài đội có thực lực vượt trội hơn cả.
Xem thêm: mth.37701338021112202-teib-cad-pat-oa-cam-mac-ib-hcam-nad-neyut/nv.ertiout