vĐồng tin tức tài chính 365

Mòn mỏi 36 năm chờ bồi thường oan sai

2022-11-13 09:06

Án oan trộm vàng

Hồ sơ vụ việc thể hiện: 22 giờ ngày 27.2.1985, bà N.T.K.C (nhà ở đường Bãi Sậy, Q.6) đến Công an Q.6 báo án mất trộm vàng. Ngày 28.2.1985, Công an Q.6 đã tạm giữ ông Trịnh Dân Cường, Hồ Văn Được và Trần Đức Ẩn vì nghi trộm vàng. Công an Q.6 đã ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam cả 3 người vào Trại tạm giam Chí Hòa, các quyết định này được Viện KSND Q.6 phê chuẩn.

Mòn mỏi 36 năm chờ bồi thường oan sai  - ảnh 1

Ông Trịnh Dân Cường 36 năm qua mòn mỏi chờ bồi thường oan sai

Song Mai

Quá trình giam giữ, cả 3 ông không thừa nhận hành vi phạm tội. Ông Được đã tự vẫn tại buồng giam. Ngày 19.9.1985, ông Ẩn được trả tự do và khoảng 1 năm sau thì qua đời. Ông Cường được trả tự do ngày 3.12.1986.

Được trả tự do, ông Cường và bà Đồng Thị Ba (mẹ vợ ông Cường) làm đơn khiếu nại, tố cáo về vụ án oan. Trong đơn giải quyết khiếu nại ngày 5.1.1989, Công an TP.HCM cho biết các cán bộ gây oan sai vụ trộm vàng đã bị truy tố.

Theo bản án hình sự sơ thẩm ngày 14.11.1989 của TAND TP.HCM và bản án hình sự phúc thẩm ngày 21.3.1990 của TAND tối cao tại TP.HCM tuyên Nguyễn Hữu Đô (cựu Đội trưởng Đội điều tra hình sự - Công an Q.6) 5 năm tù; Võ Tấn Sĩ (cựu Phó trưởng Công an Q.6), Nguyễn Kiên Trung (cựu Trưởng phòng PC14, Công an TP.HCM) bị cảnh cáo cùng về tội “bắt, giam người trái pháp luật”; Nguyễn Tấn Đồng (cựu Viện trưởng Viện KSND Q.6) bị cảnh cáo về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

HĐXX nhận định các ông Cường, Được và Ẩn là bị hại trong vụ án. Các bị cáo là cán bộ điều tra vụ án đã bắt giam 3 ông Cường, Được và Ẩn là do nghi ngờ, không có chứng cứ.

Theo bản án, sau khi ông Được qua đời, vụ án được tiếp tục điều tra, Viện KSND Q.6 đã có kết luận ông Cường và Ẩn được trả tự do. Đến ngày 19.9.1985, ông Ẩn được trả tự do. Riêng ông Cường bị chuyển lên trại Tống Lê Chân để tập trung cải tạo nhưng không có quyết định của UBND TP.HCM hay UBND Q.6.

Theo luật sư Trương Văn Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), Viện KSND Q.6 là cơ quan phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Cường. Tuy nhiên, ông Cường chỉ được nhận quyết định trả tự do của Công an TP.HCM. Đến nay, ông Cường vẫn chưa có quyết định đình chỉ bị can.

Vì vậy, ông Cường cần yêu cầu Viện KSND Q.6 cung cấp quyết định đình chỉ bị can. Sau khi có quyết định trên, ông Cường sẽ căn cứ vào đó để yêu cầu bồi thường, xin lỗi oan sai theo luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

“Trong trường hợp Viện KSND Q.6 không giải quyết, ông Cường có thể khởi kiện quyết định hành chính nếu Viện KSND Q.6 ra quyết định không chấp thuận yêu cầu hoặc khởi kiện hành vi hành chính nếu Viện KSND Q.6 không tiếp nhận yêu cầu, căn cứ theo khoản 1, điều 115 luật Tố tụng hành chính 2015”, luật sư Tuấn phân tích.

Sau khi có khiếu nại của bà Đồng Thị Ba (mẹ vợ ông Cường), UBND TP.HCM đã thanh tra và có quyết định trả tự do cho ông Cường. Đến ngày 3.12.1986, Công an TP.HCM ra quyết định trả tự do cho ông Cường. Trong quyết định trả tự do, có nêu lý do: “Ông Trịnh Dân Cường không liên quan đến vụ trộm tiệm vàng trên đường Bãi Sậy”. Sau khi nhận quyết định trả tự do, ông Cường đã mang đến trình tại Công an P.6, Q.6 vào ngày 6.12.1986.

n

Ra khỏi trại giam với án oan 21 tháng 4 ngày, ông Cường đã chịu nhiều tủi nhục, sức khỏe suy yếu. Theo lời ông Cường, ông đã gửi đơn khiếu nại, yêu cầu đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can và bồi thường đến Công an Q.6, Viện KSND Q.6 và các cơ quan chức năng khác tại TP.HCM. Do thời gian quá lâu, một số giấy tờ đến nay ông không còn lưu giữ đầy đủ.

Năm 2014, ông Cường làm đơn gửi Công an TP.HCM đề nghị điều tra xử lý người tố cáo sai sự thật, khiến ông ngồi tù oan và bồi thường thiệt hại vật chất, tinh thần. Năm 2016, ông Cường làm đơn gửi Công an TP.HCM yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị bắt giam oan. Năm 2018, ông Cường tiếp tục làm đơn gửi đến Công an Q.6, Viện KSND Q.6 yêu cầu đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can.

Ngày 5.4.2018, Công an Q.6 có quyết định giải quyết khiếu nại yêu cầu đình chỉ điều tra của ông Cường là “đã hết thời hiệu”. Còn Viện KSND Q.6 “đã tiếp nhận đơn của ông Cường, qua xem xét thấy đã hết thời hiệu”. Viện KSND Q.6 đã trả lời ông Cường bằng văn bản vào năm 2017.

Vào tháng 2.2022, ông Cường tiếp tục gửi đơn yêu cầu bồi thường oan sai và phục hồi danh dự đến Viện KSND Q.6 nhưng chưa được phản hồi.

Theo thông tin của Thanh Niên, Viện KSND TP.HCM đã nắm được vụ việc của ông Cường thông qua báo cáo của Viện KSND Q.6.

Không thể vì lý do thời hiệu

Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án TAND tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự T.Ư, cho rằng Viện KSND Q.6 phải xác minh, làm rõ việc ông Cường bị bắt giam oan. Nếu ông Cường chưa có quyết định đình chỉ điều tra thì Viện KSND Q.6 phải cấp lại cho ông. Trên cơ sở quyết định đình chỉ điều tra, ông Cường mới có cơ sở đòi bồi thường, xin lỗi oan sai.

“Một số vụ án oan 41 năm của cụ Trần Văn Thêm (Bắc Ninh) hay án oan gần 40 năm của 8 người ở Tây Ninh (vụ việc Thanh Niên năm 2018 phản ánh qua loạt bài Mỏi mòn thân phận 40 năm oan khuất), dù kéo dài mấy chục năm vẫn được xem xét, giải quyết. Không thể vì lý do hết thời hiệu mà không minh oan, bồi thường cho người bị oan sai”, trung tướng Trần Văn Độ nói.

Xem thêm: lmth.2680251tsop-ias-nao-gnouht-iob-ohc-man-63-iom-nom/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:Dân sinh

“Mòn mỏi 36 năm chờ bồi thường oan sai”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools