vĐồng tin tức tài chính 365

Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Áp lực giải chấp chéo vẫn còn cao

2022-11-13 17:39

TTCK vừa tiếp tục trải qua một tuần khó khăn khi chỉ số VN-Index giảm 42,62 điểm (-4,27%) so với tuần trước về 954,53 điểm. Dù thị trường tăng điểm phiên cuối tuần, nhưng vẫn hàng loạt cổ phiếu kịch sàn. Hoang mang có lẽ là tâm lý chung của toàn thị trường ở thời điểm hiện tại. Đâu là góc nhìn của ông/bà về xu hướng thị trường trong tuần tới và chỉ số VN-Index có thể đối diện với đáy nào tiếp theo?

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Quan sát diễn biến thị trường tuần qua, tôi nhận thấy áp lực bán giải chấp có xu hướng tăng dần về cuối tuần, xuất phát chủ yếu từ nhóm bất động sản.

Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Áp lực giải chấp chéo vẫn còn cao ảnh 1

Ông Nguyễn Anh Khoa

Tôi cho rằng, đà bán có xu hướng kéo dài sẽ dẫn tới áp lực bán giải chấp chéo có thể xuất hiện trong tuần tới, do đó VN-Index có thể hướng tới các mức điểm số thấp hơn - quanh vùng 900 điểm trong các phiên đầu tuần. Tuy nhiên, một số nhà phát triển bất động sản cũng đã tiến hành các biện pháp cần thiết để gia tăng giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay trái phiếu, để từ đó gián tiếp giảm áp lực cho các khoản vay giao dịch ký quỹ.

Do đó, cũng cần theo dõi thêm diễn biến của chỉ số trong các phiên cuối tuần, đặc biệt trong bối cảnh các cơ quan có thẩm quyền cũng đã tiến hành một số cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian gần đây.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, CTCK Maybank Investment Bank

Nếu Index giữ được mốc 950 thì vẫn có cơ hội bật lên, nhưng đây cũng chỉ là hồi chứ không phải là một xu hướng tăng trở lại. Khi đó ngưỡng kháng cự là mốc 980 điểm.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam

Tôi cho rằng, thị trường có thể xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật trong các phiên giao dịch đầu tuần khi xu hướng TTCK thế giới đã có chiều hướng tích cực và các chỉ số chính đang giảm vào vùng quá bán. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index cần vượt được mức 1.013 điểm thì xu hướng ngắn hạn mới chuyển sang mức tăng và tích cực hơn.

Ông Lâm Gia Khang, Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Việc khối ngoại quay lại mua ròng hơn 4.000 tỷ đồng trong tuần qua là tín hiệu tích cực trong bối cảnh tâm lý toàn thị trường đang suy yếu. Bên cạnh đó, ngoại trừ NVL và PDR, nhiều cổ phiếu trong rổ VN30 cũng bắt đầu phát đi tín hiệu hồi phục.

Theo đó, chỉ số VN-Index dự kiến sẽ tích lũy đi ngang trong vùng 920 - 970 điểm. Tuy vậy, dưới áp lực call margin chéo, hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” có thể tiếp tục xuất hiện.

Dù tránh những biện pháp can thiệp “thô bạo” với thị trường, nhưng để chặn đà giảm của thị trường, một số gợi ý đã được đưa ra như giảm biên độ các sàn… Đây là biện pháp kỹ thuật mà cơ quan quản lý đã từng thực hiện ở mỗi giai đoạn thị trường lao dốc, dù điều này có thể làm cho thanh khoản thị trường giảm hơn. Với ông/bà, đâu là giải pháp hỗ trợ thị trường ở thời điểm hiện tại?

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Trong lịch sử, đây là một biện pháp đã từng được sử dụng vào năm 2008, khi VN-Index mất hơn 55% chỉ trong vòng 6 tháng. Sau khi đưa vào vận hành, chỉ số VN-Index đã có nhịp hồi phục khoảng hơn 10% trong ngắn hạn trước khi điều chỉnh giảm tiếp trong gần 3 tháng sau đó.

Nhìn về khía cạnh tích cực, theo tôi, việc giảm biên độ giao dịch các sàn sẽ giúp nhà đầu tư có thời gian ổn định tâm lý, cũng như kéo dài thời gian để các cơ quan quản lý ra quyết sách hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây chỉ nên là giải pháp tạm thời, bởi ngoài việc thanh khoản sẽ có xu hướng giảm mạnh, việc giảm biên độ giao dịch cũng khiến nhà đầu tư có thể rơi vào trạng thái chán nản do kéo dài số ngày giảm điểm, cũng như dòng vốn rút ra có xu hướng mạnh lên. Vì vậy, quan điểm của tôi là nên để thị trường tự cân bằng cung-cầu giao dịch, sau một thời gian giảm đủ lớn, thị trường sẽ đưa ra mức giá hợp lý dựa trên hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý cũng có thể điều chỉnh các quyết sách theo hướng minh bạch hoá thị trường nhằm giảm thiểu các rủi ro về bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư để làm tăng niềm tin, cũng như giúp nhà đầu tư cập nhật thông tin kịp thời để đưa ra các quyết định đầu tư nhanh hơn trong tương lai.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, CTCK Maybank Investment Bank

Thị trường vẫn nên hoạt động theo cách tự nhiên nhất, nghĩa là vận động theo đúng quy luật thị trường, không nên có sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính, trừ khi đó thật sự cần thiết cho lợi ích chung của thị trường như giảm ngày T+ hay tăng thêm sản phẩm. Còn việc can thiệp để chặn xu hướng giảm thì hoàn toàn không nên vì như 2 năm 2020-2021 đâu có ai than phiền cần phải chặn đà tăng nóng khi Covid-19 hoành hành.

Thị trường tăng mạnh thì sẽ có giảm, đó là quy luật, không thể có gì tăng mãi mãi cũng như giảm mãi mãi. Việc giảm 2022 cũng sẽ giúp cho những năm sau đó mới dễ dàng tăng mạnh vì nếu giá quá cao như giai đoạn 2021 thì sẽ khó tăng mạnh hơn nhưng một khi giá đã ở vùng thấp khi phục hồi sẽ rất mạnh mẽ.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam

Tôi cho rằng, cơ quan quản lý có thể thực hiện một số giải pháp kỹ thuật để giảm bớt áp lực giảm trong ngắn hạn của thị trường như:

Thứ nhất, tăng tỷ lệ ký quỹ phái sinh và giám sát, cũng như xử phát mạnh tay các công ty chứng khoán cung cấp hoạt động cho vay margin trên thị trường phái sinh nhằm hạn chế các tác động tiêu cực từ TTCK phái sinh lên TTCK cơ sở.

Thứ hai, tăng phí giao dịch trên thị trường phái sinh, đặc biệt là phí giao dịch trong ngày. Đồng thời, giới hạn số lượng hợp đồng mở mới trong ngày trên thị trường phái sinh.

Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Áp lực giải chấp chéo vẫn còn cao ảnh 2

Ông Nguyễn Thế Minh

Thứ ba, áp dụng cơ chế ngắt mạch thị trường phái sinh khi biên độ lên đến 7% hoặc có thể thực hiện trên thị trường chứng khoán cơ sở khi mức biên độ lên 7%.

Thứ tư, miễn phí giao dịch ETF và các chứng chỉ quỹ (trong đó có cả chứng chỉ quỹ trái phiếu) nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các quỹ để hạn chế các biến động mạnh trên thị trường, bởi các giao dịch nhà đầu tư cá nhân.

Thứ năm, rút ngắn thời gian giao dịch xuống hoàn toàn về T+2 hoặc đưa về lại mức T+3 nhằm hạn chế tâm lý chờ đợi phiên sáng và dồn giao dịch phiên chiều.

Tuy nhiên, hiện nay bản chất của đà giảm của thị trường là thiếu đi dòng tiền chảy vào các lĩnh vực bất động sản và chứng khoán từ dòng vốn tín dụng của các ngân hàng. Do đó, giải pháp mạnh để cải thiện tình hình hiện tại vẫn là lưu thông dòng vốn để tránh việc mất thanh khoản ở thị trường bất động sản và chứng khoán.

Ông Lâm Gia Khang, Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Theo tôi, việc giảm biên độ giao dịch các sàn chỉ có tác dụng ngắn hạn giúp thu hẹp đà sụt giảm của thị trường. Trong khi đó, áp lực khiến thị trường bị bán tháo lại đến từ thị trường trái phiếu khi nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản vốn đang khát tiền mặt phải tiến hành bán tài sản đảm bảo là cổ phiếu. Do vậy, việc nới lỏng các quy định về việc phát hành trái phiếu mua lại nợ trước hạn tại Nghị định 65 là giải pháp căn cơ hơn vào lúc này.

Với sức ép lớn từ việc nhiều cổ phiếu từ chủ doanh nghiệp giảm sàn dẫn đến áp lực giải chấp chéo danh mục diễn ra xuyên suốt trong tuần vừa qua. Điều này càng tác động tiêu cực đến thị trường, nhiều cổ phiếu đã bị giải chấp “oan”. Góc nhìn của ông/bà về hiện tượng giải chấp ở thời điểm hiện tại?

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Việc đà bán tại nhóm bất động sản kéo dài theo tôi chủ yếu do diễn biến thanh khoản thị trường bất động sản có xu hướng chững lại, dẫn tới lo ngại về khả năng thanh toán các khoản nợ vay trái phiếu tới hạn nói riêng và triển vọng doanh nghiệp bất động sản nói chung.

Nhiều cổ phiếu bất động sản giảm sàn liên tục, vì vậy, các công ty chứng khoán sẽ phải tiến hành bán giải chấp khi giá trị tài sản đảm bảo giảm xuống nhằm giảm thiểu khả năng thua lỗ trong tương lai. Trong trường hợp không thể xử lý ngay lập tức tài sản đảm bảo, CTCK phải tiến hành bán giải chấp chéo để thu hồi vốn nhanh nhất có thể. Vì vậy, tôi cho rằng, áp lực bán sẽ có xu hướng mạnh lên trong tuần tới và kéo theo đà giảm sâu hơn của thị trường trong các phiên đầu tuần.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, CTCK Maybank Investment Bank

Việc giải chấp cần phải theo đúng quy định của luật pháp, với quy định thị trường sẽ là phù hợp. Còn việc tác động đến tâm lý của nhà đầu tư thì có thể, nhưng sẽ không lớn vì mỗi khi thị trường khó khăn thì việc này diễn ra thường xuyên hơn. Bởi nếu không giải chấp thì sẽ ảnh hưởng đến các tổ chức cho vay, lúc đó tác động còn lớn hơn.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam

Tôi cho rằng, áp lực giải chấp hiện nay vẫn còn cao khi áp lực này đã hiện hữu trên các tài khoản lớn, thậm chí là liên quan đến những người chủ doanh nghiệp. Vì vậy, có thể thấy, thị trường cân bằng hoặc xác lập đáy thì điều kiện là áp lực giải chấp cần hạ nhiệt, hay nói cách khác là đà giảm các cổ phiếu cần chững lại, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản.

Ông Lâm Gia Khang, Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Áp lực giải chấp chéo vẫn còn cao ảnh 3

Ông Lâm Gia Khang

Hiện tượng này là nguyên nhân chính khiến rất nhiều mã giảm sàn trong tuần qua bất chấp chỉ số VN-Index tăng điểm. Nếu không có các biện pháp phù hợp hỗ trợ thị trường, tôi cho rằng áp lực bán giải chấp sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới.

Trong xu hướng giảm, nhóm cổ phiếu nào cũng chịu tác động tiêu cực, nhưng bất động sản đang là nhóm ghi nhận mức giảm mạnh mà nhanh hơn thị trường. Không có cổ phiếu nào tăng không dừng thì ngược lại cũng không có cổ phiếu nào có thể giảm mãi được. Với những người đang nắm tỷ lệ tiền mặt lớn, liệu đây đã phải là thời điểm có thể cân nhắc giải ngân chưa (cụ thể là nhóm cổ phiếu nào), theo các ông/bà?

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Giai đoạn này tôi vẫn ưu tiên việc thận trọng quan sát diễn biến thị trường và hạn chế sử dụng đòn bẩy cũng như bắt đáy trong xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, tôi hiện đang ưu tiên quan sát các cổ phiếu có tính phòng thủ, ít bị ảnh hưởng bởi tính chu kỳ và có chính sách trả cổ tức tiền mặt đều đặn hàng năm.

Một số cổ phiếu tôi nhắm đến là các cổ phiếu đầu ngành thuộc nhóm dược phẩm, điện, thực phẩm và công nghệ. Bên cạnh đó, các cổ phiếu thuộc nhóm VN30 có diễn biến giá vận động tốt hơn thị trường chung, đồng thời hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, hàng thiết yếu cũng là một lựa chọn có thể cân nhắc trong bối cảnh giảm sâu của thị trường. Nhà đầu tư cũng cần thận trọng khi giải ngân, không nên bắt đáy mà chỉ nên mua khi có tín hiệu rõ ràng.

Theo tôi, việc xuống tiền mua cổ phiếu khi đã xác nhận được xu hướng hồi phục cũng sẽ an toàn hơn so với việc bắt đáy trong xu hướng giảm giá, dù bỏ lỡ 10-20% lợi nhuận từ đáy, thì các cơ hội đầu tư sẽ vẫn rất tiềm năng.

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, CTCK Maybank Investment Bank

Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Áp lực giải chấp chéo vẫn còn cao ảnh 4

Ông Phan Dũng Khánh

Với những người nắm tiền mặt tỷ trọng lớn thì quan điểm của tôi từ đầu năm đến nay vẫn là nên nghỉ Tết sớm, không nên giải ngân vào nhóm hay ngành nào cho đến năm sau, chỉ nên quan sát những nhóm và cổ phiếu tiềm năng cho giai đoạn sắp tới.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích, CTCK Yuanta Việt Nam

Tôi cho rằng, rủi ro thị trường vẫn ở mức cao cho nên các nhà đầu tư vẫn nên hạn giải ngân trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư chỉ nên xem xét vào các nhóm cổ phiếu mạnh nhất thị trường, cụ thể là Nước khí đốt, Điện, Bia và Đồ uống, Sản xuất thực phẩm và Công nghệ.

Ông Lâm Gia Khang, Phụ trách chiến lược thị trường Chứng khoán VietinBank (CTS)

Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân với tỷ trọng thấp vào các nhóm ngành mang tính phòng thủ và ít chịu ảnh hưởng bởi lãi suất và tỷ giá như điện, nước đồng thời tuyệt đối không sử dụng margin.

Xem thêm: lmth.368903tsop-oac-noc-nav-oehc-pahc-iaig-cul-pa-iom-naut-aig-neyuhc-nihn-cog/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Áp lực giải chấp chéo vẫn còn cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools