vĐồng tin tức tài chính 365

Phải chấm dứt bất ổn về xăng dầu

2022-11-14 08:10
Phải chấm dứt bất ổn về xăng dầu - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng đổ xăng tại một cửa hàng trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP.HCM tối 13-11 - Ảnh: T.T.D.

Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo phân tích và đề xuất giải pháp trị dứt điểm căn "bệnh" này.

Ông Bảo nói:

- Chính phủ đã nỗ lực điều chỉnh các chi phí nhập khẩu xăng dầu và tiếp tục rà soát các chi phí, tiến tới rút ngắn chu kỳ điều chỉnh định kỳ mỗi tháng. Đây là điều kiện, thời điểm chín muồi để đưa xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước. 

Các cơ quan quản lý nhà nước không thể thay Nhà nước trong định giá, đã làm đủ thứ thì làm sao có nhân lực đi theo dõi, quyết định được trong khi mỗi doanh nghiệp (DN) mỗi khác, chi phí tạo nguồn khác nhau, dẫn đến giá thành khác nhau. Hãy để DN tự quyết định giá hàng hóa của mình.

Phải chấm dứt bất ổn về xăng dầu - Ảnh 2.

Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo

Cần quy định chiết khấu theo tỉ lệ phần trăm

* Một số DN đầu mối phản ánh mức điều chỉnh chi phí, phụ phí nhập khẩu vẫn chưa sát với thực tế để DN có lãi khi nhập. Điều này có đúng không, thưa ông?

- Đôi khi các DN đầu mối nhìn tương đối trực diện vào những lô cụ thể nhưng nguyên tắc của cơ chế là bình quân gia quyền và nó được phân bổ hòa chung cả nhập khẩu lẫn hàng trong nước. 

Tại thời điểm đó, có thể các DN nhập khẩu vẫn thấy không bao được chi phí, nhưng đổi lại phần DN lấy trong nước đã được cộng thêm, còn những phần chênh lệch kia sẽ được tiếp tục bổ sung.

Trước đây sáu tháng mới điều chỉnh chi phí tạo nguồn một lần, nhưng hiện nay đã điều chỉnh sau ba tháng, nếu tới đây điều chỉnh từng tháng thì rõ ràng tháng này có thể lỗ nhưng phần đó sẽ được tính trong tháng sau. 

Nói thẳng ra là không ăn trước thì ăn sau. Nếu tỉ lệ mua trong nước và nhập khẩu đều giống nhau giữa các DN sẽ tạo ra sự bình đẳng.

Nhưng hiện tại rất nhiều đầu mối chủ yếu mua trong nước, nhiều đầu mối không nhập khẩu, rõ ràng tạo ra bất bình đẳng đối với những ai nhập khẩu.

Vấn đề là phải chia sẻ chiết khấu cho các hệ thống bán lẻ. Khan hàng là một chuyện nhưng lỗ mà dài quá thì không ai muốn bán. Đâm ra tư tưởng có thì bán, không có thì nhiều biện pháp để dây dưa. 

Đây là điều rất phi thị trường, phi thực tiễn và phi kinh tế vì bản chất DN là muốn bán hàng. Do đó, cần phải có những điều chỉnh cho hệ thống bán lẻ có chiết khấu hợp lý để người ta tiếp tục kinh doanh.

* Chiết khấu là một trong những nguồn cơn bất ổn xăng dầu thời gian qua. Các DN bán lẻ đặt vấn đề phải sửa quy định theo hướng ấn định phần trăm chiết khấu trên mỗi lít xăng có hợp lý?

- Từ năm 2014 cho đến nay, tổng chi phí kinh doanh định mức trên mỗi lít xăng là 1.350 đồng. Từ chi phí này, sẽ có sự phân bổ giữa đầu mối, phân phối, bán lẻ để chia lợi nhuận lúc thì 600 - 800 đồng/lít, thấp thì 200 - 300 đồng/lít, có lúc lỗ quá thì 0 đồng. 

Trong khi nhiều chi phí đã thay đổi. Các hệ thống bán lẻ và các DN muốn đưa ra công thức tương tự các nước khác là DN cộng các chi phí giá vốn, trong đó ví dụ quy định mức chi phí là 10%. Sau đó tính ra chi phí từ đầu mối bán lẻ được hưởng 7%, đầu mối hưởng 3 - 4%.

Đây cũng là đề xuất hợp lý, DN được tự định giá, miễn là phải dưới sự quản lý nhà nước về mức trần. Lúc đó mới là thị trường, ông nào không đáp ứng được cơ chế thị trường thì sẽ phá sản, tất yếu tạo ra sự cạnh tranh về giá. 

Lúc đó DN sẽ quan tâm đến người tiêu dùng, có thể có những ưu đãi giảm 1 - 3%, có những khách hàng thân thiết sẽ được thưởng... Đó là đích đến mà DN mong muốn. Tuy nhiên, cần phải có thời gian để mổ xẻ bao nhiêu là hợp lý.

Phải chấm dứt bất ổn về xăng dầu - Ảnh 3.

Tài xế Grab đem bình đến mua xăng tại cây xăng Petrolimex, trên đường Lý Thường Kiệt, Tân Bình, TP.HCM (ảnh chụp trưa 13-11) - Ảnh: HỮU HẠNH

Các bộ chưa phối hợp nhuần nhuyễn

* Từ đầu tháng 3-2022, bộ trưởng Bộ Công Thương đã yêu cầu sửa đổi các nghị định về kinh doanh xăng dầu. Đến nay, bộ mới gửi văn bản lấy ý kiến để sửa nghị định này. Với tốc độ này, chẳng lẽ cứ để thị trường bất ổn?

- Xăng dầu là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn, Luật giá quy định lúc nào cần bình ổn thì Thủ tướng quyết định và biện pháp thế nào cũng do Thủ tướng quyết. Kể cả trong nghị định cũng nói khi bất thường thì báo cáo Thủ tướng để xử lý. 

Do đó, mấy hôm nay đã có công điện là thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, các bộ. Mà hiện nay bất thường quá, từ trước đến nay có bao giờ như thế này đâu. Còn nếu sửa nghị định là quy trình rất bài bản từ đánh giá, quy trình, xin ý kiến... có khi kéo dài hàng năm.

* Công điện mới nhất của Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ về điều hành xăng dầu. Ông thấy các bộ liên quan đã làm hết trách nhiệm chưa?

- Theo quy định của nghị định, chỉ đạo như thế là đúng. Nhưng thực tế Bộ Công Thương là nơi tập hợp và chủ trì để đảm bảo nguồn và hệ thống, việc phối hợp của liên bộ là cực kỳ quan trọng. 

Có những cái Bộ Công Thương không thể làm gì được và rõ ràng cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ với nhau. Đây là mặt hàng bình ổn, theo quy định, chi phí thì thẩm quyền của Bộ Tài chính. Song không đồng nghĩa Bộ Công Thương không có ý kiến. Họ phải có những đề xuất nào đó...

Tuy nhiên, nói rằng nhuần nhuyễn trong việc tổ chức, kết hợp với nhau thì rõ ràng là chưa.

Phải chấm dứt bất ổn về xăng dầu - Ảnh 4.

Dữ liệu: NGỌC HIỂN - Đồ họa: N.KH.

Không nhập hàng thì rút giấy phép

* Nhiều DN đầu mối khẳng định sẽ không nhập nếu lỗ, bản thân các DN nhà nước cũng sợ những hệ lụy về sau khi kiểm toán, thanh tra ở một bối cảnh khác sẽ quy kết thất thoát vốn nhà nước?

- Đúng thế. Và chính vì thế mà hiệp hội đã đặt vấn đề này một cách nghiêm túc với các cơ quan quản lý nhà nước, rằng bên cạnh giải pháp về mặt thị trường, cần phải có quyết định, chỉ đạo bằng văn bản với nội dung: 

Đối với thời điểm hiện tại, các DN cứ xử lý, những nội dung liên quan đến lỗ, lãi sẽ được ghi nhận, tạm gọi là miễn trách nhiệm trong thời gian này. Chứ không về sau là chết, có thể DN sẽ bị chất vấn: lỗ ai bảo ông bán, ông có trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn nhà nước cơ mà...

* Các DN lớn nhập theo chỉ đạo nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Nếu các DN còn lại không nhập, sẽ vẫn khó?

- Với cơ chế điều chỉnh chi phí thường xuyên, kịp thời thì các DN phải nhập thôi. Nó còn có vấn đề chấp hành nghị định nữa, nếu không nhập hàng thì rút giấy phép. Phải chấm dứt những bất ổn trong nhập khẩu, phân phối xăng dầu. 

Khi cơ chế tài chính đã được giải quyết thì chẳng có lý do gì nữa mà không nhập. Vì đã kinh doanh thì phải chấp nhận tính rủi ro của thị trường, lúc nào cũng lãi quá thì ai cũng đổ xô vào làm được.

* Không ít DN kinh doanh xăng dầu thực lòng nói rằng kinh doanh xăng dầu không phải là mục đích chính mà là có tài sản, có dòng tiền để tiếp cận vốn dễ hơn nên khi thị trường khó cũng dễ đứt gãy?

- Điều này hoàn toàn chính xác. Nhiều DN kể cả thương nhân phân phối lẫn cửa hàng họ cần dòng tiền để tổ chức kinh doanh, cũng chứng khoán, cũng bất động sản hoặc sản xuất... họ làm những điều pháp luật không cấm thôi. Tôi không muốn nói ra nhưng điều này đã tạo nên một đội ngũ kinh doanh xăng dầu không chuyên nghiệp khi thị trường khó khăn.

Giờ DN kêu tính không đủ chi phí thì Nhà nước cần điều chỉnh. Khi tính đủ rồi thì lãi, lỗ phải tự chịu, ai làm không được thì phá sản. Mới nhập về và được tăng giá thì cười phe phé. Hàng về mà giá xuống, lỗ thì cũng phải sòng phẳng. DN cũng không được một yêu cầu nào nó dị dạng, kinh doanh chấp nhận có lỗ, có lãi thôi.

Sắp tới sẽ bình ổn trở lại

- Việc thiếu hụt cục bộ xăng dầu thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã có chỉ đạo để khắc phục. Tuy nhiên, phải nhìn thẳng những bất ổn thị trường xăng dầu thời gian qua có một số nguyên nhân chính, đó là các DN xăng dầu tính toán phải 1 - 2 năm mới đạt được nhu cầu trước dịch nhưng hiện nay đã vượt, cao hơn mức 2019.

Bên cạnh đó, do cuộc khủng hoảng toàn cầu nên giá nhiên liệu rất đặc thù này đã biến động thất thường với biên độ rất lớn trong khi cơ chế không thể "phủ" được toàn bộ các thay đổi này. Rất nhiều thời điểm DN hoang mang, không biết lỗ sẽ kéo dài ra sao. Đây là cơ chế chưa thích ứng được với giá cả thị trường của năm đặc thù.

Chắc chắn các cơ quan nhà nước sẽ bổ sung những biện pháp để đảm bảo nguồn tốt nhất. Xăng dầu có tính đặc thù, không phải như mua rau ngoài chợ nói hôm nay là mai ra chợ mua được ngay vì phải có kế hoạch, vận chuyển... Tuy nhiên, tôi tin thời gian tới đây sẽ bình ổn trở lại.

Tình hình xăng dầu sau công điện Tình hình xăng dầu sau công điện 'nóng' của Thủ tướng gửi Bộ Công thương

TTO - Ngày 12-11, Thủ tướng đã ra công điện "nóng" yêu cầu Bộ Công Thương khắc phục tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ.

Xem thêm: mth.24151957041112202-uad-gnax-ev-no-tab-tud-mahc-iahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phải chấm dứt bất ổn về xăng dầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools