Ngày 13/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu thậm chí sẽ còn ảm đạm hơn so với dự báo của tháng trước, khi kết quả khảo sát quản lý mua hàng ngày càng có chiều hướng xấu trong những tháng gần đây.
Theo IMF, viễn cảnh u ám này bắt nguồn từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ để ngăn lạm phát, đà tăng trưởng yếu của Trung Quốc, tình trạng gián đoạn nguồn cung và mất an ninh lương thực kéo dài do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Tháng trước, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 từ 2,9% xuống còn 2,7%.
Trong một bài viết chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Indonesia, IMF cho biết các chỉ số gần đây "cho thấy triển vọng kinh tế sẽ ngày càng ảm đạm," đặc biệt là ở châu Âu.
Các chỉ số quản lý thu mua (PMI) cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ đang có dấu hiệu yếu đi tại hầu hết các nền kinh tế G20 vì lạm phát vẫn rất cao.
"Các thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt là rất lớn và các chỉ số kinh tế xấu đi cho thấy những thách thức lớn hơn đang ở phía trước. Bên cạnh đó, môi trường chính sách tiền tệ hiện cũng đang bất ổn một cách bất thường", IMF nhấn mạnh.
Cũng theo IMF, cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng ở châu Âu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và đẩy lạm phát leo thang, trong khi lạm phát cao kéo dài sẽ tiếp tục dẫn tới chính sách tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến, qua đó siết chặt các điều kiện tài chính toàn cầu. IMF lưu ý điều này sẽ "làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế dễ bị tổn thương". Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
VTV.vn - Khảo sát mới cho thấy, nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu phải vật lộn với việc chi phí tăng và lo ngại về tình trạng giảm thu nhập.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.9481723141112202-mad-ma-gnac-yagn-uac-naot-et-hnik-gnov-neirt-fmi/et-hnik/nv.vtv