vĐồng tin tức tài chính 365

Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng

2022-11-14 15:27

Tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa

Công ty cổ phần Hóa Dược phẩm Mekophar (MKP) là doanh nghiệp hiện còn hơn 18% cổ phần do Nhà nước nắm giữ. Tổng lợi nhuận trước thuế của MKP năm 2021 giảm mạnh, giảm gần 60% so với năm 2020.

Cụ thể, theo Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022, tổng lợi nhuận năm 2021 là hơn 24,2 tỷ đồng, trong đó tổng lợi nhuận sau thuế là hơn 15,8 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại để chia cổ tức năm 2021 là hơn 11,7 tỷ đồng và dự kiến tỷ lệ chưa cổ tức tiền mặt năm 2021 là 8%/CP. 

Trong khi đó, quý 2/2022, MKP có lãi ròng chỉ đạt gần 800 triệu đồng, giảm gần 66% so với cùng kỳ.

Hồ sơ doanh nghiệp - Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng

Quý 2/2022, MKP có lãi ròng chỉ đạt gần 800 triệu đồng, giảm gần 66% so với cùng kỳ (ảnh" MKP).

Tình hình kinh doanh đang gặp nhiều bất lợi, như nhận định của Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022 MKP cho biết, công ty có rất nhiều mặt hàng (thuốc) hết số đăng ký phải xin gia hạn nhưng chưa xin được gia hạn số đăng ký về những quy định mới của ngành dược. 

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu vào Nigeria của MKP từ nhiều năm nay đã giảm mạnh sức mua do cạnh tranh thuốc từ các nước Trung Quốc và Ấn Độ - 2 quốc gia có nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu dược.

Còn khách hàng từ các nước như Congo, Papua New Guinea, Belarus… sản lượng xuất khẩu ổn định nhưng chiếm tỷ trọng thấp. MKP xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm thuốc kháng sinh, thuốc trị sốt rét, các loại vitamin, giảm đau, hạ sốt… 

Từ các nguyên nhân trên MKP cho biết, lợi nhuận năm 2021 không đạt như kế hoạch (1.305 tỷ đồng), thực hiện chỉ đạt hơn 1.129 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm gần 60% so với năm 2020.

Hồ sơ doanh nghiệp - Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng (Hình 2).

MKP (công ty mẹ) phải bù lỗ cho nhà máy MKP-BP mỗi năm tương ứng khoảng 50 tỷ đồng (ảnh: MKP).

Ngày 29/4, MKP tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022, do ông Lê Anh Phương Chủ tịch HĐQT, bà Huỳnh Thị Lan, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và bà Phan Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc làm Chủ tịch đoàn đã trả lời các vấn đề của MKP cho cổ đông, trong đó có tính đến hiệu quả kinh doanh của Nhà máy MKP-PB.

Theo đó, Nhà máy MKP-PB được khởi công xây dựng vào năm 2016, do Công ty TNHH Mekophar làm chủ đầu tư tại Khu công nghệ cao Tp.HCM, có số vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nhóm đặc thù của công ty này đang gặp khó khăn so với các ngành khác.

Theo lý giải, đó là do các ngành khác, khi xây dựng nhà máy xong là sản xuất ngay và được bán hàng ra thị trường nhưng MKP-PB lại có điều kiện sản xuất đặc biệt, phải có giấy phép về GMP (viết tắt của Good Manufacturing Practices - là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt).

Về vấn đề này, đại diện cổ đông lớn của MKP là Tổng Công ty Dược Việt Nam cho rằng, sớm muộn cũng sẽ đạt được, bởi khi đầu tư nhà máy đã báo cáo với các cơ quan chức năng, vì thế chỉ là thời gian nhanh hay chậm….

Dù vậy, MKP thừa hiểu điều này không do ý chí của họ quyết định. “Quyết định của nhà máy MKP-PB là gia hạn và cấp các số đăng ký mà việc này không thuộc thẩm quyền của MKP. Chúng tôi cũng rất lo lắng khi trong thời gian vừa qua, có một nhà máy rất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế của Nhật - một trong những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất của thế giới hiện nay mà chúng ta lại không có số đăng ký và MKP (công ty mẹ) phải bù lỗ cho nhà máy MKP-BP mỗi năm tương ứng khoảng 50 tỷ đồng”, đại diện Tổng Công ty Dược Việt Nam thừa nhận.

Hồ sơ doanh nghiệp - Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng (Hình 3).

Sản lượng 100 triệu viên/năm là không đáng kể so với công suất của Nhà máy (khoảng 1 tỷ viên/năm - ảnh: MKP).

Điều đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của MKP và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông.

Bên cạnh đó, trả lời về kế hoạch trong năm 2022, đã tính toán doanh thu của Nhà máy MKP-BP hay chưa, Chủ tịch đoàn cho biết: “Năm 2022 đã tính toàn bộ doanh thu của MKP và cũng đã kể đến sản lượng của Nhà máy MKP-BP với năng lực sản xuất là 1 tỷ viên nhưng hiện nay chỉ sản xuất được rất ít. Chúng tôi hy vọng sẽ có số đăng ký (ngoài số đăng ký xuất đi Nhật), còn có 15 số đăng ký tại Việt Nam. Khi có số đăng ký này, Nhà máy MKP-BP sẽ sản xuất nước nhiều sản phẩm, đưa ra thị trường và có thể đấu thầu.

Cũng theo lãnh đạo MKP, doanh thu MKP-BP đạt 500 triệu viên/năm mới hòa vốn nhưng hiện nay nhà máy chỉ sản xuất được 100 triệu viên/năm. Sản lượng 100 triệu viên/năm là không đáng kể so với công suất của Nhà máy.

Về kế hoạch tăng trưởng trong năm 2022, MKP cho biết “sẽ cố gắng” nhưng về nguyên liệu của Trung Quốc, Ấn Độ là vấn đề hiện nay.

“Tình hình tại Trung Quốc đang dịch và Thượng Hải đang phong tỏa, toàn bộ nguyên liệu nhập về được từ giữa tháng 4. Hiện nay, MKP đang có sản lượng nhập rất lớn bị vướng ở Thượng Hải và đang đợi lệnh mở phong tỏa từ Thượng Hải”, ý kiến Chủ tịch đoàn trả lời Hội đồng cổ đông mới đây của MKP cho hay.  

Bỏ hoang đất công nhiều năm

Như trong bài trước đã phản ánh, hiện nay khu đất có địa chỉ số 620 Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân giao cho MKP hiện bỏ hoang, rào bít bùng xung quanh.

Ghi nhận thực tế của PV Người Đưa Tin cho thấy, bên cạnh tấm bảng hiệu cũ kỹ, gỉ sét ghi dòng chữ “Phân xưởng Hóa Dược” của MKP chỉ thấy hàng rào bằng tôn vây kín mặt tiền.

Hồ sơ doanh nghiệp - Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng (Hình 4).

Khu đất 620 Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân giao cho MKP hiện bỏ hoang

Hai bên là nhà dân nên PV rất khó tiếp cận bên trong. Dù vậy, khi PV “lia” được máy ảnh vào bên trong khu đất này mới phát hiện cảnh hoang dại đến đáng sợ. Trong khu đất rộng là cỏ mọc um tùm, rậm rạp, xanh tốt… như khu rừng giữa lòng Thành phố.

Thời điểm 2017-2018, MKP cho biết, Phân xưởng Hoá Dược hoạt động không còn hiệu quả và xin chuyển dự án. Công ty sẽ “tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh để thực hiện các dự án như khu phức hợp hoặc hình thức kinh doanh khác tại khu đất nói trên để mang lại lợi nhuận cho Công ty”.

Đây là diện tích đất được Nhà nước giao cho MKP thuê, quản lý, sử dụng. Thời điểm hết hạn thuê đất là 2020 (cùng với thửa đất 297/5 Lý Thường Kiệt, quận 11). 

Hồ sơ doanh nghiệp - Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng (Hình 5).

Cảnh hoang dại đến đáng sợ.

Dù vậy, vào năm 2019, MKP có tờ trình Hội đồng cổ đông về việc góp vốn hợp tác đầu tư Dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ nhân viên Công ty tại địa chỉ nêu trên. Theo đó, đơn vị hợp tác là Công ty CP Đầu tư BĐS Happy House với vốn đầu tư dự kiến là 130 tỷ đồng, trong đó, MKP góp 39 tỷ đồng.

MKP dự kiến thành lập công ty thực hiện dự án vào tháng 1/2019, xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án là tháng 10/2019 và phê duyệt quy hoạch 1/500 là tháng 11/2019, cấp phép xây dựng tháng 3/2020, hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 6/2022.

Đến ngày 3/1/2020, Hội đồng cổ đông đồng ý thông qua Tờ trình nêu trên. Dù vậy, đến nay khu đất công sắp biến thành dự án nhà ở xã hội và cho cán bộ công nhân của MKP … vẫn là um tùm cỏ cây dại.

Hồ sơ doanh nghiệp - Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng (Hình 6).

Thời điểm 2017-2018, MKP cho biết, Phân xưởng Hoá Dược hoạt động không còn hiệu quả và xin chuyển dự án.

MKP (có trụ sở chính tại 297/5 Lý Thường Kiệt, quận 11, Tp.HCM) tiền thân xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 24, thành lập năm 1975, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dược Việt Nam.

Trải qua nhiều lần sáp nhập, liên doanh... đến năm 2001 chuyển sang mô hình cổ phần hoá, với vốn điều lệ ban đầu là 36 tỷ đồng, hiện nâng lên mức hơn 255 tỷ đồng.

MKP có vốn góp của Nhà nước hiện nay chiếm trên 18%, tương đương gần 46 tỷ đồng, còn lại là của nhà đầu tư khác. 

Hiện, MKP còn đầu tư vào một số đơn vị khác như đầu tư tài chính dài hạn tại Bệnh viện Đa khoa An Sinh (vốn góp hơn 18,5 tỷ đồng), công ty TNHH TM-DV-DL Orchids (vốn góp hơn 5,5 tỷ đồng). Đầu tư chứng khoán kinh doanh tại Công ty CP Bao bì Dược hơn 6,6 tỷ đồng, Công ty CP Dược phẩm TW VIDIPHAR hơn 4 tỷ đồng…

Trong đó, năm tài chính 2021, Bệnh viện Đa khoa An Sinh không chia lợi nhuận, do hiệu quả kinh doanh thấp.

Nợ tăng

Tính đến thời điểm 30/9/2022 (theo Báo cáo tài chính quý 3/2022), vốn chủ sở hữu là hơn 1.262 tỷ đồng (gồm: vốn góp của chủ sở hữu hơn 232 tỷ đồng, thặng dư cổ phần gần 410 tỷ đồng, cổ phiếu quỹ hơn 14 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển là trên 570 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 64 tỷ đồng) nhưng nợ phải trả của doanh nghiệp là hơn 374 tỷ đồng, tăng so với đầu năm chỉ là 362 tỷ đồng. Như vậy nợ phải trả của doanh nghiệp này cao hơn cả vốn góp của chủ sở hữu.

Xem thêm: lmth.821085a-gnod-yt-05-iom-yam-ahn-ohc-ol-ub-man-iom-rahpokem/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mekophar: Mỗi năm bù lỗ cho nhà máy mới 50 tỷ đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools