vĐồng tin tức tài chính 365

Diễn đàn 'Nỗi lòng nhà giáo': Ứng xử văn minh với thầy cô, được không?

2022-11-16 10:36
Diễn đàn Nỗi lòng nhà giáo: Ứng xử văn minh với thầy cô, được không? - Ảnh 1.

Chỉ tiếc là thời cuộc đổi thay, mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh từ lúc nào đã biến tướng thành một dịch vụ giữa "người bán" và "kẻ mua" trong nỗi nhức nhối khôn nguôi. Rồi thỉnh thoảng không vừa lòng, phật ý là y như rằng phụ huynh lẫn học sinh có thể mắng mỏ, sỉ nhục và tấn công thầy cô một cách tàn nhẫn.

Chúng ta ắt hẳn vẫn chưa hết bàng hoàng và xót xa khi nghĩ về cảnh thầy trò trường tiểu học ở Hà Tĩnh đã nhốn nháo thế nào, thầy hiệu trưởng bị bắt quỳ gối khi phụ huynh vác dao vào trường dọa chém bởi con bị nêu tên chưa đóng tiền bảo hiểm y tế.

Mà đâu chỉ một vài mảnh ghép xấu xí chen ngang vào khung hình lung linh của tình nghĩa thầy trò. Biểu hiện lệch lạc và chênh chao trong ứng xử với nhà giáo còn trưng ra vô số câu chuyện buồn da diết lòng: cô giáo bị bắt quỳ gối ở Long An vì lỡ phạt trò quỳ, thầy giáo bị so sánh "bộ đồ thầy mặc chưa chắc giá trị hơn cái quần của con tôi" ở Bạc Liêu... cùng vô số thầy cô hứng chịu cú đá, bạt tai hoặc bị phang mũ bảo hiểm mỗi khi phụ huynh nóng nảy nghe con trẻ mách chuyện là chạy ào đến trường bất kể đúng sai.

Thật buồn cho những hành xử xấu xí ấy vẫn ngày ngày tồn tại ở ngay chính môi trường đặt nặng chữ "nhân", "lễ", "nghĩa"! Thật xót xa cho những người thầy vẫn miệt mài gieo chữ, trồng nhân cách đang đối diện với vô vàn áp lực mà trong đó có cả áp lực đến từ việc phụ huynh hành xử và nói năng trong cơn kích động và thiếu sáng suốt!

Người thầy không thể nào dạy dỗ học sinh khi phụ huynh cứ không vừa lòng, chẳng vừa ý là lên mạng tố giác, ra sức la mắng xúc phạm cho thỏa cơn tức, thậm chí là rượt đánh và bắt quỳ gối như nhiều vụ việc trong thời gian qua.

Muốn dạy trò phải có uy, nhưng cái uy và sự tôn kính của nhà giáo vô hình trung bị chính phụ huynh làm cho méo mó, mờ nhạt đến tội nghiệp. Vậy là cuối cùng hậu quả cũng sẽ do con trẻ gánh lấy: không tin thầy, không nghe thầy, không phục thầy. Giáo dục đã thất bại ngay từ những nấc thang đầu tiên!

Dù xã hội có đổi thay thế nào đi chăng nữa thì tôi nghĩ giáo dục cũng không bao giờ tồn tại đơn thuần là một loại hàng hóa mà người mua chỉ cần bỏ tiền ra là trở thành "thượng đế" còn người thầy trở thành "kẻ bán chữ".

Đừng lầm tưởng rằng đồng tiền có thể mua được mọi thứ, kể cả nhân cách và lòng tự trọng của con người. Và tình thầy - nghĩa trò, sự tương kính giữa phụ huynh - giáo viên muôn đời luôn nằm ngoài quy luật kim tiền.

Mỗi phụ huynh hãy nhớ rằng người thầy đang thay thế, hỗ trợ chúng ta dạy dỗ, uốn nắn con em mình thành công và thành nhân. Khi người thầy có hành vi chưa đúng với con trẻ, hãy tìm kênh đối thoại để tìm thấy tiếng nói chung thay vì dùng nắm đấm, cú đá, bạt tai... để hơn thua!

Khi con trẻ bị tiêm nhiễm

Phụ huynh sẽ dạy con trẻ bài học gì khi chính mình xem thường những người vẫn đang ngày ngày miệt mài bên bục giảng dạy con trẻ tri thức, đạo đức, nhân cách? Những lời lẽ khó nghe, chói tai dù vô tình hay cố ý của cha mẹ về giáo viên gieo vào đầu óc con trẻ cũng sẽ khiến các con nghĩ khác đi, nhìn nhận khác đi về những người thầy.

Diễn đàn Diễn đàn 'Nỗi lòng nhà giáo': Ám ảnh mạng xã hội

TTO - Có sự liên quan mật thiết giữa tỉ lệ giáo viên rời bục giảng, ôm nhiều "nỗi đau" trong giáo dục từ đám đông và mạng xã hội.

Xem thêm: mth.53801458061112202-gnohk-coud-oc-yaht-iov-hnim-nav-ux-gnu-oaig-ahn-gnol-ion-nad-neid/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Diễn đàn 'Nỗi lòng nhà giáo': Ứng xử văn minh với thầy cô, được không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools