vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều người chuyển sang đi tàu metro vì 'không phải xếp hàng đổ xăng'

2022-11-16 13:00
Nhiều người chuyển sang đi tàu metro vì không phải xếp hàng đổ xăng - Ảnh 1.

Một khoang tàu metro Cát Linh - Hà Đông đông nghịt hành khách sáng 16-11 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Gần một tháng qua, nguồn cung xăng dầu không đảm bảo khiến người dân Hà Nội phải xếp hàng đợi hàng chục phút mới tới lượt đổ xăng. Chưa kể, một số cửa hàng xăng dầu còn giới hạn số lượng nhất định cho mỗi lần đổ, không được bơm đầy bình. 

Trước những bất ổn trên của thị trường xăng dầu, nhiều người dân thủ đô đã chọn các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu metro... hoặc xe đạp, xe máy điện để thay thế các phương tiện chạy bằng xăng, dầu truyền thống.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong giờ cao điểm sáng 16-11, tuyến tàu metro Cát Linh - Hà Đông đông nghịt hành khách, các chỗ trên tàu được hành khách lấp kín khiến nhiều người phải đứng trong lúc tàu di chuyển.

Nhiều người chuyển sang đi tàu metro vì không phải xếp hàng đổ xăng - Ảnh 2.

Mỗi ngày, tuyến metro Cát Linh - Hà Đông vận chuyển khoảng 32.000 khách - Ảnh: PHẠM TUẤN

Nhà ở khu đô thị Văn Quán (Hà Đông), sáng cùng ngày, cô Phạm Thị Phương lựa chọn tàu metro Cát Linh - Hà Đông để di chuyển lên ga Cát Linh, sau đó đi xe buýt về khu vực phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm) để làm việc. Cô Phương cho biết yếu tố tiện lợi, sạch sẽ, tiết kiệm và đặc biệt là "không phải xếp hàng để mua xăng" là lý do để cô lựa chọn tàu metro là phương tiện chính để đi lại.

"Xếp hàng đổ xăng rất mệt mỏi, nên tôi chọn tàu metro là phương tiện đi làm thường xuyên luôn, ngày nào cũng đi và về. Đi tàu điện bây giờ vừa nhanh vừa lịch sự, văn minh, không bị tắc đường nữa" - cô Phương nói.

Nhiều người chuyển sang đi tàu metro vì không phải xếp hàng đổ xăng - Ảnh 3.

Dòng xe hối hả, chen chúc di chuyển bên dưới đường vành đai 3, phía trên tàu metro vẫn đi vun vút - Ảnh: PHẠM TUẤN

Cũng trên chuyến tàu metro hướng về nội đô Hà Nội sáng 16-11, chị Định Thị Thúy Hằng (Tố Hữu, Hà Đông) còn mang cạnh mình một chiếc xe đạp gấp. Được biết, từ lâu chị Hằng đã đạp xe để đi làm, nhưng vì tắc đường nên một tháng trở lại đây chị đã chuyển qua đi tàu điện, sau đó mang theo xe đạp gấp để di chuyển tới cơ quan lúc xuống tàu.

"Đi tàu metro không bị áp lực gì, không tắc đường, lúc nào cũng đúng thời gian đi làm đến từng phút, nên rất thuận tiện. Thời gian gần đây tàu cũng đông hơn rất nhiều, với lại tôi cũng đã đi nhiều nước, thấy tàu ở Việt Nam khá sạch đẹp, có thang cuốn nữa. Còn nước ngoài họ xây rất lâu rồi nên đã cũ, như ở Paris thì cũng chỉ có một số chỗ có thang cuốn, còn không phải đi bộ rất nhiều" - chị Hằng chia sẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 16-11, ông Vũ Hồng Trường - tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội metro) - cho biết thời điểm tuyến metro Cát Linh - Hà Đông mới đưa vào hoạt động, bình quân mỗi ngày chỉ có khoảng 7.000 hành khách. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, lượng khách mỗi ngày mà tuyến tàu này phục vụ đã tăng lên gấp nhiều lần.

"Bây giờ vào các ngày làm việc, trung bình mỗi ngày có trên dưới 32.000 hành khách, trong đó có 70% đi thường xuyên vé tháng vào giờ cao điểm, còn thứ bảy hoặc chủ nhật cũng rơi vào khoảng 27.000 hành khách" - ông Trường nói.

Nhiều người chuyển sang đi tàu metro vì không phải xếp hàng đổ xăng - Ảnh 4.

Một bạn trẻ mang theo xe đạp gấp khi lên tàu - Ảnh: PHẠM TUẤN

Nhiều người chuyển sang đi tàu metro vì không phải xếp hàng đổ xăng - Ảnh 5.

Nhiều người phải đứng vì không còn chỗ ngồi - Ảnh: PHẠM TUẤN

Khách đi tàu metro Cát Linh - Hà Đông tăng mạnh, có lúc phải đứngKhách đi tàu metro Cát Linh - Hà Đông tăng mạnh, có lúc phải đứng

TTO - Những ngày qua, lượng hành khách đi lại trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng cao. Theo thống kê, trong tuần tuyến đường sắt trên đón 10.000 khách/ngày, riêng thứ bảy và chủ nhật 15.000 khách.

Xem thêm: mth.85665202161112202-gnax-od-gnah-pex-iahp-gnohk-iv-ortem-uat-id-gnas-neyuhc-iougn-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều người chuyển sang đi tàu metro vì 'không phải xếp hàng đổ xăng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools