Năm 2021, dù cho bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam vẫn thu hút hơn 30 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cao hơn 30 lần so với năm 1991. Có thể thấy, trong hơn 30 năm qua, kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài, vốn FDI đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
Song nếu không chọn lọc dòng vốn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm cả các tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững quốc gia. Đây là vấn đề được đưa ra tại Hội thảo Công cụ sàng lọc dự án đầu tư tại Việt Nam, vừa được Liên doàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào sáng 16/11.
Theo đại diện VCCI, phần lớn các dự án FDI tại Việt Nam có quy mô nhỏ, công nghệ thấp, một số dự án một số dự án thâm dụng lao động và tài nguyên. Hiệu ứng lan toả về năng suất và công nghệ từ khu vực FDI sang các khu vực khác còn hạn chế, tỷ lệ nội địa hoá còn khiêm tốn.
Toàn cảnh hội thảo Công cụ sàng lọc các dự án đầu tư tại Việt Nam. Ảnh: Ngọc Quỳnh.
Trong bối cảnh Việt Nam chuyển hướng thu hút FDI có chất lượng, chú trọng vào "chất" hơn vào "lượng", một khái niệm mới về định hướng thu hút đầu tư đã được đưa ra đó là "Đầu tư có trách nhiệm", có thể nghĩa các nhà đầu tư tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, xã hội, quyền con người và người lao động. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, việc thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm là hết sức cần thiết.
Bà Ramla Khalidi - Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) cho hay: "EU đang áp dụng bộ luật liên quan đến môi trường, con người. Nhật Bản cũng đang thực hiện thẩm định nhân quyền tại các doanh nghiệp. Hay như Mỹ, hiện đang cấm nhập khẩu từ các doanh nghiệp có hành vi bóc lột sức lao động. Tất cả những yêu cầu trên sẽ thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, Việt Nam cần định hướng thu hút FDI và các hoạt động kinh doanh phù hợp với thông lệ thế giới".
Tại hội thảo, VCCI đã giới thiệu bộ Công cụ sàng lọc dự án đầu tư tại Việt Nam, bao gồm danh mục các yếu tố cần xem xét khi chính quyền địa phương thẩm định các dự án FDI như việc làm, chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, liên kết với các doanh nghiệp địa phương, môi trường lao động, môi trường.
VTV.vn - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 5 tháng đầu năm nay tiếp tục ghi nhận điểm sáng khi lượng vốn giải ngân đạt hơn 7,7 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.88410224161112202-man-teiv-iat-ut-uad-na-ud-cac-col-gnas/et-hnik/nv.vtv