vĐồng tin tức tài chính 365

Thiếu cơ sở pháp lý để triển khai Kho bạc số

2022-11-17 19:06

Trên cơ sở các nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Chuyên đề “Cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước” trong  Hội thảo - Triển lãm VDF 2022 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính” được tổ chức hôm nay 17/11 nhằm hướng đến sự thuận lợi cho người nộp thuế và đơn vị sử dụng ngân sách, tiết kiệm chi phí tổ chức thu, chi NSNN.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2030 chính là xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ NSNN, ngân quỹ nhà nước.

Ngoài ra còn nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho NSNN; thực hiện tốt chức năng tổng kế toán nhà nước; kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với tăng cường ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu khác của ngành tài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Về những thách thức phải đối mặt khi triển khai Kho bạc số, ông Cường nhận thấy điều kiện về cơ sở pháp lý còn thiếu, vẫn còn một số khoản chi chưa được thực hiện theo quy trình chung về kiểm soát chi NSNN qua KBNN như các khoản chi theo lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.

Thêm vào đó, việc phân bổ dự toán chưa được thực hiện trực tuyến; các hệ thống công nghệ thông tin KBNN mới bắt đầu đẩy mạnh việc phục vụ đơn vị sử dụng ngân sách, tổ chức, người dân, nghiệp vụ còn rời rạc; luồng dữ liệu của KBNN chưa được số hóa đầy đủ.

Kinh tế vĩ mô - Thiếu cơ sở pháp lý để triển khai Kho bạc số

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.

Ở góc nhìn của các Cơ quan Quản lý khu vực Châu Á Thái Bình Dương, ông Đỗ Danh Thanh, Phó Tổng giám đốc Deloitte Viêt Nam đưa ra số liệu từ một cuộc khảo sát năm 2022 đối với ngành tài chính toàn cầu (FS) do một nhà cung cấp dịch vụ công nghệ, 78% người được hỏi cho biết rằng họ đang sử dụng ít nhất một dạng trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm học máy, học sâu và máy tính hiệu suất cao (HPC).

Theo quan sát của Deloitte, việc tăng cường áp dụng năng lực AI trong ngành tài chính tạo ra những thách thức nhất định, 02 thách thức chính bao gồm đạt được kết quả khả quan đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và phải kết hợp được các rủi ro liên quan đến việc sử dụng AI trong khuôn khổ của ngành Tài chính và thực hiện công tác quản lý rủi ro một cách thích hợp.

Do vậy, đưa ra phương hướng phát triển sắp tới, ông Cường cho hay, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hạ tầng kỹ thuật để thực hiện liên thông dữ liệu số về các khoản thu NSNN giữa KBNN và cơ quan thuế, hải quan, hệ thống ngân hàng, trung gian thanh toán,… và xây dựng cơ sở dữ liệu thu NSNN cho toàn bộ các khoản thu.

"Đối với quản lý quỹ ngân sách nhà nước, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các hình thức, phương thức thanh toán điện tử trong chi trả NSNN", ông Cường phát biểu.

Hơn nữa, triển khai hệ thống CNTT của KBNN theo kiến trúc tổng thể CNTT hướng tới Kho bạc số, trong đó, Hệ thống thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số đóng vai trò là hệ thống cốt lõi. Số hóa các nghiệp vụ KBNN và cho phép cung cấp các dịch vụ số, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị và có khả năng truy cập, khai thác thông tin rộng rãi. Cuối cùng là cần tinh gọn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Kinh tế vĩ mô - Thiếu cơ sở pháp lý để triển khai Kho bạc số (Hình 2).

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào.

Mặt khác, bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào nhận thấy để thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 - đặt mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chính phủ số vào năm 2030 cũng cần thúc đẩy thêm về việc sử dụng thanh toán điện tử trong lĩnh vực công và dịch vụ công, cũng như tích hợp giải pháp thanh toán điện tử trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo đó, cho phép sử dụng thẻ tín dụng đối với các giao dịch thanh toán dùng tiền mặt và không dùng tiền mặt không thuộc đối tượng phải đấu thầu. Chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp thất nghiệp ở khu vực đô thị bằng phương thức điện tử. Áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong thu thuế, phí.

Như vậy, chuyển đổi số sẽ nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí, cải thiện dữ liệu và phân tích dữ liệu và tăng cường quản lý hoạt động cho bộ máy Nhà nước, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cập dịch vụ công của người dân và doanh nghiệp, bà Dung cho biết.

Xem thêm: lmth.059085a-os-cab-ohk-iahk-neirt-ed-yl-pahp-os-oc-ueiht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thiếu cơ sở pháp lý để triển khai Kho bạc số”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools