Được thành lập để thúc đẩy hội nhập kinh tế, APEC tập hợp 21 nền kinh tế chiếm 38% dân số toàn cầu, 62% GDP và 48% thương mại thế giới - Ảnh: REUTERS
Phát biểu mở đầu Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Thủ tướng nước chủ nhà Thái Lan Prayuth Chan-o-cha kêu gọi các đại biểu hướng đến sự tăng trưởng và phát triển bền vững sau những thách thức kinh tế và xã hội do đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và cạnh tranh địa chính trị.
"Chúng ta không thể sống như trước nữa. Chúng ta cần điều chỉnh quan điểm, lối sống và cách kinh doanh của mình", ông Chan-o-cha phát biểu.
Tuy nhiên, lịch trình của các nhà lãnh đạo APEC đã bị gián đoạn bởi một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bị nghi là của Triều Tiên.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (giữa) đã triệu tập một cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Bangkok, bên lề hội nghị thượng đỉnh khu vực, để thảo luận về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 18-11 - Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngày 18-11, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ xem xét tổ chức Diễn đàn Hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 vào năm 2023. Đây sẽ là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (giữa), người đang ở Bangkok dự Hội nghị APEC, nói với các phóng viên rằng Triều Tiên đã "lặp đi lặp lại các hành động khiêu khích với tần suất chưa từng thấy". Triều Tiên đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa, hạ cánh chỉ 200km ngoài khơi Nhật Bản, vào ngày 18-11 - Ảnh: REUTERS
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yếu tố "cân bằng" trong hợp tác, vì châu Á - Thái Bình Dương cần cách tiếp cận cân bằng và toàn diện hơn - Ảnh: REUTERS
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 29 - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Philippines Ferdinand 'Bongbong' Marcos Jr. (trái) và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đến tham dự APEC. Thủ tướng Ardern cho biết bà sẽ thảo luận về những lo ngại về vấn đề nhân quyền, cũng như căng thẳng địa chiến lược với Trung Quốc, khi gặp nhà lãnh đạo của nước này vào ngày 18-11 - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (bìa trái), Thủ tướng Papua New Guinea James Marape (giữa) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đến tham dự APEC - Ảnh: REUTERS
TTO - Phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) sáng 18-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yếu tố "cân bằng" trong hợp tác, vì châu Á - Thái Bình Dương cần cách tiếp cận cân bằng và toàn diện hơn.
Xem thêm: mth.60954245181112202-cepa-iat-uut-et-gnoud-hnib-iaht-a-uahc-oad-hnal/nv.ertiout