vĐồng tin tức tài chính 365

Coi học sinh như con của mình

2022-11-20 09:24

Có một cô giáo ở TP.HCM nhiều lần ngồi hàng giờ ở nhà học sinh "không chịu về" để năn nỉ phụ huynh cho con đi học. Cô bảo có lẽ học sinh "thấy thương" cô quá nên cũng chịu gặp và tới trường.

Cô là Nguyễn Uyên Uyên - giáo viên Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, quận 5, TP.HCM. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, hôm nay (20-11) cô là một trong những giáo viên nhận Giải thưởng Võ Trường Toản do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trao tặng.

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 1.

"Con ước được học với cô hoài" - đó là tâm sự của em Thành Nhân, học sinh lớp 6A10, khi nói về cô Nguyễn Uyên Uyên - giáo viên môn vật lý và khoa học tự nhiên. Nhân cho biết: "Cô Uyên chăm sóc tụi con như người mẹ. Con thích giờ dạy của cô lắm. Cô hay lấy những ví dụ từ cuộc sống nên rất dễ hiểu".

Chúng tôi đến Trường Mạch Kiếm Hùng vào giờ ra chơi một ngày giữa tháng 11-2022. Hỏi ngẫu nhiên một số học sinh tại sân trường, các em nhận xét: "Cô Uyên lúc nào cũng tươi cười, cô rất hiền, bài dạy của cô vừa dễ hiểu vừa dễ nhớ".

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 2.

Cô Nguyễn Uyên Uyên luôn tận tình với học trò của mình. Cô Uyên trong tiết dạy môn khoa học tự nhiên với học sinh lớp 6A10 Trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM

Cô Uyên kể: "Năm 2003 từ Đồng Nai, tôi theo chồng đến TP.HCM và xin chuyển công tác vào giảng dạy ở Trường Mạch Kiếm Hùng. Những năm ấy, trường vẫn thực hiện mô hình bán công, học sinh nghỉ và bỏ học khá nhiều".

Ngoài nhiệm vụ đứng lớp, thầy cô giáo phải đảm bảo sĩ số như đầu năm. Cô Uyên nhớ như in những ngày đến tận nhà học sinh để vận động các em đi học lại. Trường ở quận 5, nhưng có những học sinh nhà ở quận 8, Bình Tân...

Nhiều em ở trong những con hẻm rất sâu lại ngoằn ngoèo, số nhà lộn xộn, khó tìm. "Đa số học sinh khi thấy cô giáo đến nhà là các em đi trốn, để cho ba mẹ mình tiếp chuyện. Quan điểm về học hành của phụ huynh thời ấy cũng không được như bây giờ" - cô Uyên kể thêm.

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 3.

Qua 3-4 cây cầu và rất nhiều ngã ba, ngã tư, khi tới được nhà học sinh thì câu trả lời của phụ huynh luôn là: "Cháu nó ưng học tiếp thì tôi cho đi học. Nó không muốn học nữa thì thôi cô ơi".

Sau một hồi cô giáo phân tích thiệt hơn, phụ huynh còn bày tỏ ý kiến rõ ràng hơn như "Giờ nó ở nhà phụ tôi buôn bán cũng kiếm được đồng ra đồng vào" hay "Nó không đi học nữa, tôi sẽ cho đi làm kiếm tiền".

Nhớ lại chuyện ngày xưa, giọng cô Uyên bùi ngùi: "Nghe vậy nhưng tôi không nản chí. Tôi cứ ngồi hoài, giải thích, thuyết phục hoài. Có trường hợp tôi ngồi lì gần hai tiếng ở nhà học sinh và không chịu về. Có lẽ thấy thương cô giáo nên cuối cùng học sinh cũng chịu bước ra gặp mặt.

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 4.

Học sinh coi Cô Nguyễn Uyên Uyên như người bạn, người mẹ thứ 2, lúc nào rảnh rỗi cũng muốn tâm sự cùng cô

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 5.

Tôi biết các em bỏ học vì lực học yếu, không theo kịp chương trình, lứa tuổi học sinh THCS lại có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nên các em sợ bạn cười chê, tự ti.

Do đó, ngoài việc chỉ rõ lợi ích của việc học hành, tôi còn hứa sẽ nhờ các bạn trong lớp chép bài bù cho em trong những ngày em nghỉ vừa qua, nhờ giáo viên bộ môn giúp em lấy lại kiến thức căn bản, xếp cho em ngồi gần những học sinh khá giỏi để được hỗ trợ trong học tập...".

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 6.
Coi học sinh như con của mình - Ảnh 7.

Cô Uyên không giấu giếm chia sẻ: "Tôi rất yêu môn vật lý và luôn luôn mong muốn truyền lửa đam mê cho học trò". Khó khăn là học sinh trường bán công sẽ không giỏi như ở trường công lập, nhưng khi cho bài về nhà, cô vẫn lồng vào một vài bài nâng cao, học sinh nào giải được thì tốt, không giải được cũng không sao.

Sáu năm trôi qua trong vô vọng, đến năm học 2009 - 2010, có một học sinh rụt rè mang bài lên hỏi.

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 8.

Cô Nguyễn Uyên Uyên có nhiều phương pháp giảng dạy cho học trò khi gặp bài khó

"Tôi nhìn bài của em thì mừng như bắt được vàng vì biết em có năng khiếu về vật lý. Sau khi hỏi em có muốn học nâng cao lên không, tôi gặp hiệu trưởng, xin được dạy bồi dưỡng riêng cho em này. Tôi vẫn còn nhớ em tên là Trần Thiện Đạt".

Thế là mỗi tuần từ 2-3 buổi, sau giờ dạy buổi chiều, cô Uyên chạy sang trường mầm non đón con trai (lúc ấy mới 5 tuổi) về Trường Mạch Kiếm Hùng và tiếp tục giờ dạy bồi dưỡng môn vật lý với một cô một trò, con trai cô giáo thì ngồi kế bên xem mẹ dạy học.

"Đến 19h, tôi sẽ chở con và cả học trò cùng về" - cô Uyên nhớ lại.

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 9.

Trời không phụ lòng người, năm ấy Trần Thiện Đạt vượt qua vòng thi học sinh giỏi cấp quận, được giáo viên của quận 5 bồi dưỡng tiếp và đoạt giải ba kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.

Đây cũng là học sinh đầu tiên của Trường Mạch Kiếm Hùng đoạt giải thưởng môn vật lý cấp thành phố trong những năm nhà trường thực hiện mô hình bán công, tạo đà để phong trào phát hiện - đào tạo học sinh giỏi ở trường khởi sắc.

Nghe xong câu chuyện trên, chúng tôi đã không ngạc nhiên khi nghe Đoàn Huỳnh Ngọc Thắng, học sinh lớp 9A6, kể: "Trước đây em không thích vật lý, nhưng đến lớp 8 được học với cô Uyên em thấy rất thích và nhận ra mình có khả năng học vật lý tốt hơn những môn khác. Những bài dạy của cô Uyên cho em thấy môn học này thực sự thú vị và có thể áp dụng vào cuộc sống rất nhiều".

Thắng đã có tên trong đội tuyển vật lý của quận 5 và chuẩn bị tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố vào năm 2023.

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 11.

Cô Uyên Uyên cười rất tươi khi nghe chúng tôi kể học sinh đã nhận xét về cô. "22 năm đi dạy, tôi hạn chế la mắng và chưa bao giờ xung đột với học sinh. Trước các tình huống không như ý, tôi rất bình tĩnh và luôn đặt mình vào vị trí của học sinh để xử lý. Có lẽ vì vậy mà các em nói tôi hiền.

Nếu thấy học sinh lơ đãng, nói chuyện, không chú tâm vào bài giảng thì tôi sẽ tự xem lại cách dạy của mình đã phù hợp chưa, tại sao lại không hấp dẫn? Phương châm dạy học của tôi là giảng bài theo hướng cô đọng, trọng tâm với những đồ dùng dạy học trực quan sinh động. Ví dụ dạy bài gương cầu lồi - gương cầu lõm, tôi cho học sinh nhìn vào cái muỗng inox là biết ngay..." - cô Uyên bộc bạch.

Coi học sinh như con của mình - Ảnh 12.
Coi học sinh như con của mình - Ảnh 13.
Coi học sinh như con của mình - Ảnh 14.
HOÀNG HƯƠNG
NHƯ HÙNG
NGỌC THÀNH

Xem thêm: mth.53583033291112202-hnim-auc-noc-uhn-hnis-coh-ioc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Coi học sinh như con của mình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools