Điển hình như vụ Việt Á, bên cạnh việc làm tha hóa cán bộ từ cấp bộ trưởng đến cán bộ ở nhiều địa phương, còn gây ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, sức khỏe nhân dân.
Vụ "chuyến bay giải cứu" với hơn 20 người của sáu bộ, ngành bị bắt vì liên quan đến nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ... đã gây xói mòn lòng tin nhân dân.
Trong một buổi tiếp xúc cử tri mới đây, khi nói về công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Đây là cuộc đấu tranh nội bộ trong chính chúng ta, trong mỗi con người chúng ta, cho nên phải làm kiên trì, làm bền bỉ, phương pháp đúng, nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình, chứ không phải cốt xử nặng. Chúng ta khuyến khích ai đã trót "nhúng chàm" rồi thì rửa tay đi".
Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng có một câu: "Trót vì tay đã nhúng chàm. Dại rồi còn biết khôn làm sao đây". Một khi cán bộ, công chức đã trót "nhúng chàm", thực hiện vi phạm pháp luật thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
Đó là điều không thể tránh khỏi. Cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tuy rất khó khăn nhưng không có vùng kín, không có vùng bất khả xâm phạm. Việc các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng bị khai trừ Đảng, bị truy tố hình sự trong thời gian qua đã khẳng định rõ ràng những cam kết trên.
Rõ ràng, những vi phạm trong "chuyến bay giải cứu" được tiến hành rất kín đáo, thậm chí xảy ra ở nước ngoài nhưng cũng không thoát khỏi ánh sáng công lý. Do đó, đã "nhúng chám" thì xem như đã làm việc "dại", mà đã "dại" thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi.
Hậu quả bất lợi mà cán bộ, công chức trót "nhúng chàm" phải gánh chịu luôn mang tính hiện hữu.
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức ngay cả khi đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà cao nhất là "xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm" là minh chứng hùng hồn cho quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Bên cạnh việc khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả bất lợi phải gánh chịu, đây cũng là thông điệp gửi đến những ai đã lỡ "nhúng chàm" rằng hãy biết sai, nhận sai để nhận lượng khoan hồng của Nhà nước, của nhân dân.
Truyền thống dân tộc Việt Nam vốn nhân đạo, khoan dung và "không đánh người chạy lại" nên những ai "quay đầu" thì sẽ nhận được sự khoan hồng. Pháp luật hình sự Việt Nam quy định người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ thì không thi hành án tử hình.
Luật phòng, chống tham nhũng cũng quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra tham nhũng được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý.
Những quy định pháp luật trên đã thể hiện sự khoan hồng đối với những người đã trót "nhúng chàm" biết tự mình "rửa tay". Tuy nhiên, cần nhận thức rằng việc chủ động tự "rửa tay" chứ không phải bị buộc "rửa tay" mới đáng được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước.
TTO - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại việc trung ương đã có chủ trương khuyến khích cán bộ nào có sai phạm tự giác xin thôi việc, tự giác nộp lại tiền của đã tham ô, tham nhũng sẽ được miễn giảm, xử nhẹ hơn.
Xem thêm: mth.25460837012112202-yat-aur-gnod-uhc-yah/nv.ertiout