"Da tôi bị nổi những mảng sần sùi rất ngứa, càng gãi càng ngứa. Tình trạng này đã bị lâu, đi khám bác sĩ nói viêm da do tiếp xúc, viêm da cơ địa. Tôi đã uống nhiều thuốc nhưng không hết, nhờ chương trình tư vấn giúp", bạn đọc N.Đ.P. gửi đến chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc của Tuổi Trẻ Online.
BSCKII Vũ Thị Phương Thảo - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết viêm da cơ địa là bệnh lý da viêm mạn tính nên bệnh sẽ dễ bị tái phát nhiều lần. Bệnh nhân cần tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ hướng dẫn uống thuốc, thoa thuốc theo chỉ định để hạn chế tái phát.
Trước đây, người ta thường cho rằng viêm da cơ địa có liên quan đến dị ứng thực phẩm, tuy nhiên theo quan điểm khoa học hiện đại, bệnh nhân viêm da cơ địa chỉ kiêng loại thực phẩm gây dị ứng khi có bằng chứng cụ thể.
Do đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Về chăm sóc da hằng ngày, người mắc bệnh viêm da cơ địa cần hạn chế tối đa gãi lên da, không dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa các chất bảo quản, chất tạo mùi, chất tạo bọt, các thành phần hóa chất vì có thể khiến da bị kích ứng tồi tệ hơn. Tuyệt đối không tắm hoặc đắp lá cây, tự ý mua thuốc bôi có thể khiến tình trạng của da nặng hơn.
Còn khi vệ sinh nhà cửa, một số loại bụi mạt nhà có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, do đó nên giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, hạn chế bụi bẩn.
Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư suckhoe@tuoitre.com.vn (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.
TTO - Ngày 26-10, bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, trưởng khoa lâm sàng 2 Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết hiện thời tiết đang chuyển hanh khô, điều kiện thuận lợi để viêm da cơ địa tái phát.
Xem thêm: mth.87432642191112202-ig-y-uul-nac-aid-oc-ad-meiv-ib/nv.ertiout