vĐồng tin tức tài chính 365

Có thể xem xét nới thêm room tín dụng cho một số lĩnh vực

2022-11-21 15:15
TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính

TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính

Hiện tại, ngân hàng cạn room tín dụng, trong khi cầu vốn của khách hàng tăng trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm. Theo ông, giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn?

Thông thường, quý IV hàng năm, nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là đối với doanh nghiệp luôn tăng, vì nhu cầu tích trữ hàng hóa phục vụ dịp lễ, tết cuối năm. Nhưng thực tế hiện nay, hầu hết nhà băng cạn room và rất khó đẩy mạnh vốn cho vay. Các nhà băng đang chờ đến tháng 1/2023 để được mở room mới, có dư địa cho vay.

Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là đối với doanh nghiệp tăng trong mùa kinh doanh cao điểm cuối năm, trong khi ngân hàng cạn room không thể đẩy mạnh cho vay. Vì thế, quan điểm của tôi là vẫn có thể xem xét nới thêm room tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian còn lại của năm 2022. Room tín dụng mới cũng nên chọn lọc những nhà băng có năng lực và Hệ số An toàn vốn (CAR) cao. Đồng thời, nguồn vốn tín dụng được nới thêm cần hướng vào lĩnh vực ưu tiên, sản xuất, kinh doanh, để hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu tích trữ hàng hóa, phục vụ cho thị trường dịp cuối năm.

Nới thêm room tín dụng sẽ tác động lên lạm phát và lãi suất, thưa ông?

Việc kiểm soát lạm phát đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện rất tốt trong thời gian qua. So với các nước trong khu vực, lạm phát của Việt Nam ở mức thấp, nên cũng không quá lo ngại việc nới thêm một chút room tín dụng sẽ tác động lên lạm phát. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, xu hướng mặt bằng lãi suất đang dần đi lên hiện nay sẽ khó dừng lại trong những tháng cuối năm 2022, bởi đây là giai đoạn cầu vốn cao, kinh doanh vốn cao điểm, trong khi room tín dụng hạn chế.

Liệu áp lực tỷ giá có tác động lên lãi suất khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) còn tăng lãi suất trong thời gian tới?

Để giảm bớt áp lực lên tỷ giá khi Fed liên tục tăng lãi suất, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã nới biên độ tỷ giá lên 5%. Lúc này, chênh lệch giữa tỷ giá chợ đen và tỷ giá ngân hàng sẽ được thu hẹp và giảm tình trạng đầu cơ, tích trữ USD. Các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ cũng sẽ sớm bán lại cho ngân hàng để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro, đồng thời duy trì mối quan hệ lâu dài với các ngân hàng.

Khi điều chỉnh biên độ tỷ giá lên 5%, thì nguồn thu ngoại tệ cũng sẽ nhiều hơn, trong khi Ngân hàng Nhà nước bán ra ít hơn để điều tiết thị trường như trước đó. Thực tế, điều hành tỷ giá trong thời gian qua cũng có những khó khăn nhất định trước áp lực tăng lãi suất của Fed và các nước trong khu vực, cũng như thế giới phải tăng giá trị đồng nội tệ. Đáng chú ý là, khi Fed liên tục tăng lãi suất USD trong thời gian qua đã thu hút nguồn vốn USD quay về thị trường Mỹ, nên khó tránh ảnh hưởng dòng vốn đối với các nước đang phát triển.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là ngân hàng muốn vay vốn nước ngoài, phải trả lãi suất cao hơn, nên khó tìm được nguồn vốn nước ngoài giá rẻ như trước đây. Còn với doanh nghiệp nhập khẩu, kể cả với doanh nghiệp xuất khẩu dùng nguyên liệu nhập khẩu, cũng phải chịu áp lực nhất định khi tỷ giá tăng, song nếu có nguồn thu ngoại tệ sẽ được hưởng lợi.

Ngân hàng Nhà nước kiên định mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm 2022, có sự linh hoạt với diễn biến vĩ mô, song do tín dụng đã tăng cao trong 10 tháng đầu năm?

Đúng vậy. Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước rất rõ ràng là kiên định mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm 2022, có sự linh hoạt với diễn biến vĩ mô. Đến nay, dư nợ tín dụng đạt 11,8 triệu tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng nguồn vốn chỉ 4,8%. Như vậy, chỉ có thể kỳ vọng room tín dụng được nới thêm một ít, chứ khó có thể ở mức cao vào cuối năm 2022. Hiện các ngân hàng đang tăng cường huy động vốn để khi được mở room tín dụng đầu năm 2023 có thể đẩy mạnh vốn ra thị trường, đáp ứng cầu vốn khách hàng tăng.

Thực tế, ngân hàng chỉ là nơi cung cấp vốn lưu động, chủ yếu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, doanh nghiệp muốn huy động vốn trung, dài hạn phải ra thị trường vốn. Nhưng hiện nay, ngân hàng phải gánh cả vai của thị trường vốn, nên hậu quả là cả doanh nghiệp và ngân hàng đều đang mất cân đối nghiêm trọng khi xảy ra tình trạng trái phiếu phải trả trước hạn.

Xem thêm: lmth.204013tsop-cuv-hnil-os-tom-ohc-gnud-nit-moor-meht-ion-tex-mex-eht-oc/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

“Có thể xem xét nới thêm room tín dụng cho một số lĩnh vực”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools