vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao nghệ thuật thành nơi 'giữ của' cho giới siêu giàu?

2022-11-21 19:06
Vì sao nghệ thuật thành nơi giữ của cho giới siêu giàu? - Ảnh 1.

Bức tranh La Montagne Sainte-Victoire của danh họa Cézanne - Ảnh: AP

Nhà đấu giá Sotheby's thông báo tổng doanh thu bán tác phẩm nghệ thuật đương đại trên toàn cầu từ đầu năm đến nay đạt 1,8 tỉ USD, cao thứ hai sau năm 2021.

Tại nhà Christie's New York, phiên đấu giá bộ sưu tập của người đồng sáng lập Microsoft, tỉ phú Paul Allen, lập kỷ lục với 1,5 tỉ USD, trở thành phiên đấu giá đầu tiên có giá trị lên đến 10 con số.

Trước đó ba hội chợ trong vòng 2 tháng ở Paris, cũng như cuộc đấu giá bộ sưu tập của tỉ phú Macklowe vào mùa xuân 2022 mang về 922 triệu USD tại các cuộc đấu giá của nhà Sotheby's.

Điều gì đang xảy ra?

Theo trang The National News, câu trả lời ở một khía cạnh nào đó rất đơn giản: cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt không ảnh hưởng đến các tỉ phú.

Cả tỉ phú Mark Zuckerberg đến Jack Ma, dù bị ảnh hưởng kinh tế trên thị trường chứng khoán, nhưng họ không mất tài sản đã tích lũy dài hạn.

Và các chính sách kinh tế mở trên toàn cầu trong 20 năm qua, ngày càng có nhiều tỉ phú hơn bao giờ hết.

Mặt khác, nghệ thuật đã được hưởng lợi từ lãi suất thấp, làm tăng giá trị của các tài sản dài hạn.

Ông Dirk Boll, chủ tịch nhà đấu giá Christie's châu Âu, Trung Đông, Nga và Ấn Độ, cho biết: "Lãi suất thấp có nghĩa là mọi người đang mua những thứ mà trước đây họ chưa từng mua. Ngày xưa, người ta nói 'đồng tiền phải được xoay vòng liên tục', nhưng nghệ thuật là một loại tài sản lưu trữ giá trị an toàn".

Ông Boll nói thêm, khi nghệ thuật đạt đến mức được "phong thánh", nó sẽ tiếp tục mang lại giá trị lâu dài, về cả mặt văn hóa và tài chính.

Vì sao nghệ thuật thành nơi giữ của cho giới siêu giàu? - Ảnh 2.

Người xem chiêm ngưỡng bức tranh "Concarneau, calme du matin" - Ảnh: EPA

Nhóm người mua các tác phẩm nghệ thuật cao cấp cũng mở rộng về mặt địa lý: Trung Quốc là niềm hy vọng lớn tiếp theo cho thế giới nghệ thuật.

Các quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn như Singapore, sẽ tổ chức một hội chợ mới vào tháng 1-2023.

Mặc dù Christie’s không tiết lộ người mua tất cả các tác phẩm trong đợt bán đấu giá bộ sưu tâp của Paul Allen, nhưng khoảng 1/4 số tác phẩm giá trị đã thuộc về người mua châu Á.

Các bức tranh đã vượt mốc 100 triệu USD tại cuộc bán đấu giá bộ sưu tập của Paul Allen: bức Les Poseuses Ensemble (phiên bản Petite) của Georges Seurat được bán với giá 149 triệu USD; bức La Montagne Sainte-Victoire của Paul Cezanne với giá 138 triệu USD; bức Verger avec cyprès của Vincent Van Gogh với giá 117 triệu USD và Rừng bạch dương của Gustav Klimt với giá 105 triệu USD.

Bùng nổ thị trường nghệ thuật - kéo dài bao lâu?

Một nguyên tắc chung là thị trường nghệ thuật diễn biến chậm hơn thị trường chứng khoán khoảng một năm. Một số chuyên gia đã nhìn thấy dấu hiệu suy yếu của thị trường nghệ thuật.

Bà Melanie Gerlis, tác giả của hai cuốn sách về thị trường nghệ thuật, cho biết: "Tất cả các tác phẩm sưu tập của tỉ phú Paul Allen đều được bảo đảm bởi nhà Christie. Khi tôi nhìn thấy sự đảm bảo, điều đó cho tôi biết rằng lâu dài thị trường sẽ không ổn".

Bảo đảm bởi nhà đấu giá hoặc bên thứ ba - có nghĩa là người gửi hàng sẽ đưa ra mức giá tối thiểu, ngay cả khi tác phẩm không bán được tại phiên đấu giá.

Bà Gerlis lưu ý rằng không phải tất cả các tác phẩm sưu tập của Paul Allen đều mang lại lợi nhuận lớn.  

Ông Allen đã mua một bức tranh của họa sĩ siêu thực người Pháp Yves Tanguy vào năm 1999 với giá 1,5 triệu USD, một kỷ lục của nghệ sĩ vào thời điểm đó. 

Bức tranh này được bán vào tuần trước với giá 3,4 triệu USD có phí - 2,8 triệu USD không có phí. Giá bán không tệ, nhưng không phải là một khoản đầu tư đặc biệt trong khoảng thời gian 20 năm.

Vì sao nghệ thuật thành nơi giữ của cho giới siêu giàu? - Ảnh 3.

Bức tranh Small False Start của danh họa Jasper Johns - Ảnh: AFP

Các nhà đấu giá cũng đã làm rất tốt trong đại dịch. Trong thời gian phong tỏa, trang web của họ phù hợp với người dân ở nhà có thu nhập cao và họ đã tận dụng người sưu tập từ các thị trường mới ở khu vực công nghệ và châu Á.

Mặc dù vậy, các chuyên gia đang theo dõi sát sao hoạt động mua bán các tác phẩm hiện đại và đương đại, sẽ diễn ra ở New York trong tuần này .

Các số liệu của các phiên đấu giá cho đến nay là màu hồng, nhưng các chuyên gia nghệ thuật vẫn chưa từ bỏ sự hoài nghi về sự bền vững của thị trường nghệ thuật đặc biệt này, khi kinh tế toàn cầu bước vào đợt suy thoái lớn.

Giới siêu giàu thế giới: Mỹ đứng số 1, Trung Quốc thứ 2, Nga thứ 10Giới siêu giàu thế giới: Mỹ đứng số 1, Trung Quốc thứ 2, Nga thứ 10

TTO - Nga đứng thứ 10 trong danh sách các quốc gia có số lượng người sở hữu khối tài sản từ 100 triệu USD trở lên nhiều nhất thế giới, với hơn 400 người thuộc tầng lớp siêu giàu.

Xem thêm: mth.17472726112112202-uaig-ueis-ioig-ohc-auc-uig-ion-hnaht-tauht-ehgn-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao nghệ thuật thành nơi 'giữ của' cho giới siêu giàu?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools