Tàu bay xếp hàng vào khu vực đón khách chờ khai thác tại sân bay quốc tế Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC
Ngày 21-11, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã có tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, giai đoạn 2012 - 2019 lượng hành khách qua cảng liên tục tăng nhanh, bình quân 23%/năm. Riêng khách quốc tế tăng mạnh, từ 225.500 lượt đến 7,15 triệu lượt/năm.
Hiện nay sản lượng hành khách và hàng hóa qua cảng đã vượt dự báo và tiếp tục tăng nhanh. Đường cất hạ cánh bắt đầu xuống cấp do quá tải, đường cất hạ cánh chính 35R/17L thường xuyên xảy ra hư hỏng.
Bên cạnh đó, nhà ga hành khách quốc nội và quốc tế cũng đã quá tải, ga hàng hóa nhỏ không đáp ứng được nhu cầu khai thác. Nhu cầu xây dựng các xưởng sửa máy bay của các hãng hàng không cũng rất cấp bách.
Trước tình huống này, UBND TP Đà Nẵng cho biết cần thiết quy hoạch lại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, nâng công suất lên 25 - 30 triệu khách/năm, đáp ứng khai thác các loại tàu bay hiện đại.
Theo quy hoạch điều chỉnh này, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là sân bay cấp 4E theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO và sân bay quân sự cấp 1. Sản lượng vận chuyển hành khách đạt 25 triệu hành khách/năm đến năm 2030, đạt 30 triệu hành khách/năm đến năm 2050. Sản lượng vận chuyển hàng hóa 200.000 tấn/năm.
Khai thác được các loại tàu bay code E trở xuống như B747, B777, B787, A320, A321, A350 và tương đương. Dự bị cho tàu bay code F (B747-8), máy bay quân sự cấp I.
Để đáp ứng mục tiêu trên, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cần xây dựng mới đường cất hạ cánh 35L/17R kích thước 3.190mx45m, đồng thời mở rộng thêm các vị trí sân đỗ tàu bay.
Xây mới nhà ga quốc nội T3 đạt công suất 15 triệu hành khách/năm, cải tạo nhà ga quốc nội T1 kết hợp nhà ga T2 khai thác quốc tế. Xây dựng nhà ga hàng hóa phía đông và xây mới ga hàng hóa phía tây kết hợp khu logistics hàng không.
Việc huy động vốn đầu tư được phân kỳ thành ba giai đoạn với tổng nhu cầu vốn khoảng 31.000 tỉ đồng.
TTO - Nội dung được nêu trong kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường tại cuộc họp nghe báo cáo công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đất quốc phòng làm nhà ga T3 và đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa.
Xem thêm: mth.89091207112112202-man-hcahk-ueirt-51-gnohk-gnah-ag-ahn-meht-yax-taux-ed-gnan-ad/nv.ertiout