vĐồng tin tức tài chính 365

Gói mì bẻ đôi nuôi giấc mơ vươn xa

2022-11-24 10:37
Gói mì bẻ đôi nuôi giấc mơ vươn xa - Ảnh 1.

Nghèo khó giúp Hồng Nhung sớm ý thức tự lập, hiền lành nhưng mạnh mẽ - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Cô gái chọn ngành ngôn ngữ Anh cũng là cách để bồi đắp hành trang cho mình trên chặng đường theo đuổi giấc mơ vừa khởi hành. Lần đầu tiên trong đời, Nhung rời miền đất nắng gió để đi xa chính là lên TP.HCM nhập học.

Chỉ có học mới giúp mình thoát khỏi cảnh nghèo, mới đủ sức quay lại lo cho gia đình, trả ơn cha mẹ và những người đã tin yêu mình.

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

12 năm liền học giỏi

Một ngày cuối tháng 10, trận mưa chiều khá lớn khiến con đường đất đi ngang giữa rừng cao su, cũng là lối đi duy nhất dẫn vào xóm nghèo nơi ba cha con Nhung đang ở tại xã Suối Ngô (huyện Tân Châu) càng thêm lầy lội. Căn nhà "khăn quàng đỏ cho đội viên nghèo" của mấy cha con được tặng năm 2018. Ngoài chiếc tivi đời cũ bật hoài không sáng, thứ giá trị nhất trong căn nhà trống ấy có lẽ là chiếc tủ lạnh không còn làm đông được nước đá.

Nhà nghèo nhưng trước đó không vắng lặng đến vậy. Cô em gái Minh Thơ của Nhung năm nay học lớp 8. Mức thu nhập vài triệu đồng từ việc cạo mủ cao su thâu đêm cho các chủ điền trong vùng mà ông Nguyễn Văn Minh (cha Nhung) mang về mỗi tháng tạm đủ trang trải. Mọi việc tệ hơn khi mẹ Nhung rời đi tìm cuộc sống mới vài tháng trước. Thương con, buồn bực, ông Minh vốn kiệm lời nay càng lẳng lặng.

Nhung vào nhà trong bộ dạng ướt sũng vì cố nán lại hái mớ rau dại trước nhà để chuẩn bị bữa tối. Nghèo khó giúp bạn tự lập, nay lại không có mẹ nên mọi việc nhà đều một tay Nhung quán xuyến, khiến cô bé trông hiền khô nhưng đầy mạnh mẽ.

Khó khăn không ít nhưng suốt 12 năm đến trường, Nhung chưa bao giờ rơi khỏi danh sách học sinh giỏi. Hồi chuyển cấp vào THPT, bạn thừa điểm để vào học trường chuyên nhưng nhà nghèo quá, nếu vào trường chuyên phải trọ học bên ngoài, tốn kém lắm nên cuối cùng quyết định vào Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh.

Gập ghềnh đường tới trường

Ngoài giờ học, hoặc thư viện, hoặc chiếc bàn học kê tạm cạnh đầu giường trong ký túc xá nội trú là hai nơi mọi người có thể tìm thấy Nhung mỗi khi cần. Nhung ham học, mê sách nên bạn bè vẫn gọi Nhung "mọt sách".

Chuyện Nhung ham học ai cũng biết. Các giám thị khu nội trú luôn nhận ra tiếng nói thỏ thẻ mỗi khi cô tìm qua phòng giám thị xin mở sáng đèn thêm một lúc mỗi tối vì trường quy định 11h đêm phải tắt đèn. Ấy vậy mà từng có thời điểm tưởng chừng Nhung phải bỏ học.

Đó là vào khoảng thời gian đầu lớp 10, sức khỏe của bạn đột ngột yếu đi, thường bị tức ngực, khó thở cùng những cơn ho kéo dài. "Bác sĩ nói bị viêm phổi do thường xuyên đi mưa đi nắng, tắm đêm nhiều. Hỏi ra mới biết cây quạt trong nhà quá nhỏ, trời mùa hè nóng nên nó thường xuyên tắm đêm cho mát để học tới khuya cái thành ra vậy", ông Minh nói.

Đến nay, những cơn mệt, đau quặn lồng ngực thi thoảng vẫn bất chợt đến. Mà có lần đang cuốc bộ tới trường, mệt quá khiến đôi chân như mềm nhũn không còn đủ sức giữ thăng bằng, cứ thế ngã lăn ra đất. Qua cơn Nhung lại tự đứng dậy, phủi bùn đất rồi tiếp tục đến trường.

Hành trình đến với con chữ của Nhung còn gặp "địa chấn" dữ dội. Theo lời kể của cô Nguyễn Thị Trúc Hàn - giáo viên Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh, chủ nhiệm lớp 12 của Nhung, những ngày cuối cấp III, cha kiên quyết phản đối, không muốn Nhung lên TP.HCM mà chỉ học tại Tây Ninh thôi. Nhung hiểu rõ vì sao cha làm vậy nên chưa từng giận nhưng cũng không bằng lòng với việc học tại tỉnh nhà.

Cô chủ nhiệm gặp, tâm sự với cả ba mẹ nhưng họ vẫn nhất quyết không đồng ý. Rồi hầu như tuần nào cô cũng gọi điện, nhắn tin phân tích những cái hay nếu được đi thành phố học, phụ với học trò thuyết phục phụ huynh. Cuối cùng, "chiêu trò" của hai cô trò cũng có tác dụng, ba đồng ý để hiện tại Hồng Nhung đang là tân sinh viên ngành ngôn ngữ Anh Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Hành trang rời quê nhà lên TP.HCM nhập học của Nhung là đôi áo thun được cha mua mới với giá 70.000 đồng/cái ở khu chợ trong xã, gói ghém trong chiếc ba lô cũ đã ngả màu cùng 7kg gạo, chai dầu ăn, nước mắm... Từ lâu rồi, Nhung chưa được mua đồ mới.

Lên Sài Gòn, Nhung ở ghép cùng hai người chị khóa trên cùng quê để vừa tiết kiệm, vừa có thể tự nấu ăn. Mỗi bữa đi chợ vài nghìn đồng mua trái mướp, chút mỡ heo là thành nồi canh chan cơm ăn.

Hôm nào trưa phải ở lại trường vì học nguyên ngày, bạn sẽ ăn bánh mì lót dạ, đổi lại đỡ tốn 7.000 đồng xe buýt. "Hết tiền thì mì gói, sinh viên ở trọ hết tiền, gói mì bẻ đôi qua bữa cũng là chuyện thường mà", Nhung cười.

Đã trao học bổng 7 khu vực

Tính đến nay, chương trình Tiếp sức đến trường năm 2022 đã trao học bổng tại bảy khu vực trên cả nước. Dự kiến còn năm lễ trao tại một số khu vực khác, trong đó cuối tuần này sẽ tổ chức tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Mùa học bổng thứ 20, báo Tuổi Trẻ phối hợp với 63 tỉnh thành đoàn cả nước trao khoảng 1.000 suất học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi học bổng 15 triệu đồng tiền mặt với tổng trị giá hơn 15 tỉ đồng do nhiều doanh nghiệp, các câu lạc bộ Tiếp sức đến trường, câu lạc bộ doanh nhân một số tỉnh thành, các cá nhân và đông đảo bạn đọc cùng đóng góp.

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ quà tặng cho tân sinh viên, Quỹ khuyến học Vinacam (Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam) tặng 50 laptop cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn thiếu thiết bị học tập. Ngoài ra, dự kiến năm 2022 sẽ trao năm suất học bổng toàn phần (cấp trong 5 năm liên tục) trị giá 375 triệu đồng cho các trường hợp đặc biệt.Q.L.

Gói mì bẻ đôi nuôi giấc mơ vươn xa - Ảnh 5.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Làm công nhân may để kiếm tiền trước khi đỗ thủ khoa đại họcLàm công nhân may để kiếm tiền trước khi đỗ thủ khoa đại học

TTO - Trúng tuyển đại học, nhà không có tiền, Huyền không thể nhập học, cô quyết định xin đi làm công ty may. Một năm sau, cô xuất sắc đỗ thủ khoa ngành kế toán Học viện Ngân hàng với số điểm 28,05 khối A00.

Xem thêm: mth.30863942232112202-ax-nouv-om-caig-ioun-iod-eb-im-iog/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gói mì bẻ đôi nuôi giấc mơ vươn xa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools