vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều công ty thuỷ sản vừa và nhỏ sẽ phải chấp nhận lỗ khi vay vốn

2022-11-26 19:07

Với mục tiêu đánh giá triển vọng và thách thức của ngành thủy sản năm 2023, đưa các giải pháp thích ứng linh hoạt, hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp ngành thủy sản, Hội thảo Ngành Thuỷ sản 2023 đã được diễn ra tại Cần Thơ với chủ đề: “Nhận diện thách thức & giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng”.

Xuất khẩu thuỷ sản khôi phục sau cú sốc Covid-19

Phát biểu về tiềm năng và thách thức của ngành thuỷ sản hiện nay trước bối cảnh của thế giới, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) khẳng định: “Xuất khẩu thuỷ sản gần như đã khôi phục sau cơn sốc đến từ dịch bệnh Covid-19, VASEP dự kiến đến tháng 11, doanh số xuất khẩu thủy sản sẽ vượt mốc 10 tỷ USD. Hết năm 2022, kim ngạch toàn ngành sẽ lần đầu tiên đạt 11 tỷ USD”.

Kinh tế vĩ mô - Nhiều công ty thuỷ sản vừa và nhỏ sẽ phải chấp nhận lỗ khi vay vốn

Ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (Ảnh: BTC).

Trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 9,4 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra hay cá ngừ đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng hai chữ số. 

Chia sẻ về những khó khăn đối với ngành thuỷ sản trong năm 2023 tới đây, Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hoè đã chỉ ra rất nhiều thách thức, bao gồm: Quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản; cơ sở hạ tầng; chất lượng con giống, chi phí đầu vào; công tác quản lý thủy sản theo Quy định IUU, chi phí nhiên liệu cho khai thác thủy sản; cường lực khai thác và đánh giá nguồn lợi.

Ngoài ra, ngành thuỷ sản phải đối mặt với thách thức về thị trường khi lạm phát, suy giảm tăng trưởng ở các thị trường chính ảnh hưởng đến chi tiêu và hạn chế nhu cầu tiêu dùng. Ngành thuỷ sản Việt Nam cũng gặp sự cạnh tranh khó khăn với các nước cung cấp thủy sản có điều kiện nuôi trồng tốt hơn.

Trước tình hình trên, Tổng Thư ký VASEP cho rằng, các doanh nghiệp phải chú trọng trong cả nguyên liệu và sản xuất; giữ vững tính linh hoạt, kiên trì với thị trường, xu hướng tiêu dùng;

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cao tính hiện đại hoá để đưa ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có trình độ chế biến cao trên thế giới; phát triển mang tính bền vững bao gồm sản xuất xanh đi kèm trách nhiệm xã hội. 

Doanh nghiệp lao đao vì lãi suất vay

Nhận định về những biến số vĩ mô tác động đến doanh nghiệp thủy sản 2023, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển cho biết kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn. Dự báo năm 2023 kinh tế thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng sẽ gặp phải nhiều thách thức. 

Kinh tế vĩ mô - Nhiều công ty thuỷ sản vừa và nhỏ sẽ phải chấp nhận lỗ khi vay vốn (Hình 2).

Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển (Ảnh: BTC)

Theo đánh giá của ông Đinh Thế hiển, tình hình sử dụng vốn huy động của các công ty niêm yết ngành thủy sản khá ổn định, doanh thu tạo ra hài hòa với lượng vốn. Trong năm 2022, các công ty niêm yết ngành thủy sản có cơ cấu vốn khá tốt so với ngành công nghiệp.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế hiển chia sẻ tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty thủy sản niêm yết tăng tốt, cao hơn năm 2019. Hiện tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty thủy sản nói chung ở mức 14,8%, các công ty thủy sản nhỏ và vừa khoảng 13%.

Chính vì vậy các công ty thuỷ sản có thể chịu được lãi suất cho vay hiện nay ở mức 10-12%, tuy nhiên nếu lãi suất cao hơn thì sẽ khó khăn. Nếu như Ngân hàng Nhà nước không thể hạ nhiệt lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong quý I/2023, thì nhiều công ty thủy sản nhỏ và vừa sẽ phải chấp nhận lỗ khi sử dụng vốn. 

Về khó khăn trong quý IV và năm 2023, ông Đinh Thế hiển dự đoán tỉ giá các thị trường lớn (trừ Mỹ) đang giảm khiến giá xuất khẩu có thể cao trong các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và EU. Ngành thủy sản chắc chắn gặp khó khăn khi bán qua các nước này bởi khách hàng sẽ yêu cầu giảm giá để phù hợp với đồng nội tệ của họ.

Các vấn đề liên quan đến ngành thủy sản đều đòi hỏi nguồn vốn lớn trong trung dài hạn, để ngành giữ được phong độ tăng trưởng và nhắm tới mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2030.

Ngoài ra, những thách thức lớn cần vượt qua còn phải kể đến cạnh tranh giá, phí vận chuyển cao, vấn đề môi trường, chế biến sâu, nguyên liệu ổn định. Tất cả những khó khăn này đỏi hòi nguồn vốn lớn cho đầu tư hệ thống kinh doanh và sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị mà ngân hàng thương mại khó đáp ứng.

Tháo gỡ nút thắt tìm giải pháp logistics cho ngành thủy sản

Phát biểu về những giải pháp logistics tối ưu cho ngành thủy sản, bà Trương Thị Kim Liên – Đại diện Công ty Cổ phần Mekong Logistics đã chỉ ra rằng chuỗi logistics ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện chưa phát triển do một số nút thắt. 

Kinh tế vĩ mô - Nhiều công ty thuỷ sản vừa và nhỏ sẽ phải chấp nhận lỗ khi vay vốn (Hình 3).

Các đại biểu tham dự sự kiện (Ảnh: BTC).

Theo đó, ngân sách đầu tư cho đường thuỷ nội địa đang giảm trong những năm gần đây dẫn đến sự đầu tư về giao thông vận tải ở khu vực ĐBSCL chưa tương xứng so với tiềm năng. Ngoài ra, hoạt động của chuỗi logistics còn chịu phụ thuộc nhiều mùa vụ ngành hàng thủy sản.

Bà Liên chia sẻ hiện 70-75% lượng hàng xuất khẩu của khu vực ĐBSCL phải vận chuyển lên cụm cảng, điều này gây tốn thời gian và chi phí tăng cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.

Trước những thực trạng trên, bà Trương Thị Kim Liên đưa ra một số giải phápcho ngành thủy sản. Cụ thể với các cơ quan ban ngành, bà Liên kiến nghị cần có sự kết nối giữa các hiệp hội thuộc ngành thủy sản nhằm tìm đầu ra cho các công ty xuất khẩu nông sản.

Bên cạnh đó, bà Liên cũng đề xuất cơ quan quản lý giảm lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp logistics, nâng cấp hệ thống giao thông và giảm giá điện cho các công ty cung cấp dịch vụ kho lạnh.

Với các công ty logistics, bà Kim Liên cho rằng doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp tối ưu nhất cho từng khách hàng. Nhanh chóng khảo sát để mở tuyến đường vận chuyển trực tiếp.

Theo bà Liên, yếu tố quan trọng khác là sự đồng thuận, ủng hộ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong chuỗi logistics. Hiện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường sử dụng phương thức nhanh, nhỏ lẻ. Do đó, các doanh nghiệp cần thay đổi cách thức sử dụng phương thức vận chuyển, tập trung về bãi tập kết tại các cảng lớn giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Xem thêm: lmth.236285a-nov-yav-ihk-ol-nahn-pahc-iahp-es-ohn-av-auv-nas-yuht-yt-gnoc-ueihn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags: vay

“Nhiều công ty thuỷ sản vừa và nhỏ sẽ phải chấp nhận lỗ khi vay vốn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools