Tờ Financial Times đánh giá Việt Nam là 1 trong các quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi số nhờ dân số trẻ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo tăng trưởng kép hàng năm là 8,9% trong giai đoạn 2022 - 2026, mức tăng nhanh nhất trong số 51 quốc gia được khảo sát trong Chỉ số các nền kinh tế số.
Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất thay thế khi Đức đa dạng hóa lợi ích tại châu Á, nhận định từ trang DW.
"Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế tốt và là một nền kinh tế đang phát triển có sự hội nhập nhanh với kinh tế toàn cầu; được hưởng lợi từ quá trình hội nhập. Việt Nam đã tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại như CPTPP, RCEP, EVFTA… Tất cả những thỏa thuận này đã tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chuyển dịch đầu tư, công nghệ", ông Raymond Mallon, chuyên gia kinh tế Australia, đánh giá.
Theo trang Vietnam-briefin, dù có thách thức, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phát triển nhanh. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Còn trang ETF Trends nhận định, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu cải thiện, tuy nhiên vẫn còn những cơn gió ngược có thể tác động đến nền kinh tế trong thời gian tới.
Trong khi đó, trang Vietnam-briefing cho rằng, dù có thách thức, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phát triển nhanh nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường thương mại ổn định, chi phí lao động cạnh tranh.
"Có những cơn gió ngược phía trước mà Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Tăng trưởng sẽ chậm lại vì xuất khẩu chững lại do nhu cầu từ bên ngoài giảm, nhất là với hàng điện tử, may mặc và các hàng hóa khác. Ở bên trong, đó là áp lực từ lãi suất có thể làm giảm tăng trưởng. Vì vậy, về cơ bản, chúng tôi cho rằng tăng trưởng của Việt Nam năm nay ở mức 8%, phù hợp với dự báo của Chính phủ, nhưng năm tới, tăng trưởng có thể sẽ giảm, ở mức khoảng 6%", ông Brian Lee Shun Rong, Nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Đầu tư Maybank, Singapore, nhận định.
Những bước phát triển kinh tế, sự năng động của kinh tế Việt Nam còn được thể hiện qua mức tăng GDP bình quân đầu người. Tờ Forbes đánh giá, 15 năm qua, GDP bình quân đầu người Việt Nam đã tăng hơn 370%. 2 thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phức hợp, thăng hạng trong bảng chỉ số phức hợp kinh tế (ECI) - từ thứ 83 lên thứ 61 thế giới.
VTV.vn - Sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế 2022 - 2023.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.66430938072112202-cuht-hcaht-noc-gnuhn-ioh-cuhp-man-teiv-et-hnik/et-hnik/nv.vtv