vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng hóa cứ đề nghị tăng giá rồi lại rao khuyến mãi

2022-11-27 10:37
Hàng hóa cứ đề nghị tăng giá rồi lại rao khuyến mãi - Ảnh 1.

Nhiều sản phẩm quà tặng dịp Tết được các doanh nghiệp chủ động làm “bình dân hóa”, giá phù hợp thời điểm kinh tế khó khăn - Ảnh: N.TRÍ

Hạn chế hàng nhập khẩu, tiết giảm khâu bao bì, vận tải... đang được đẩy mạnh nhằm cạnh tranh trong bối cảnh khó khăn.

Lại đồng loạt đề nghị tăng giá

Với mặt hàng thực phẩm, đại diện siêu thị MM Mega Market cho biết đang đau đầu khi nhiều mặt hàng nhập khẩu bước vào giai đoạn ký hợp đồng mới với giá tăng, đặc biệt chủng loại có lượng nhập lớn như trái cây, thịt gia súc, gia cầm.

Với sản phẩm hàng thiết yếu, đại diện một siêu thị tại TP.HCM cho biết dù tìm nhiều giải pháp kìm giá nhưng mới đây vẫn có hơn 30 nhà cung cấp đề xuất tăng giá bán, trong đó 90% thuộc nhóm hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm với mức đề xuất tăng phổ biến từ 5 - 25%. 

"Đơn vị đã cho tăng giá bán với một số mặt hàng, còn lại hơn 80% đề xuất tăng giá từ tháng 10 và tháng 11-2022 như hàng gia vị, nước mắm, bún, phở khô... hiện chưa được siêu thị chấp thuận", vị này thông tin.

Tuy vậy, vị này thừa nhận những sản phẩm đang được giữ giá chủ yếu nhờ hàng dự trữ, còn với đơn hàng mới, khả năng 90% phải theo giá bán được nhà cung cấp đề xuất, bởi nếu không nguy cơ sẽ thiếu hàng.

Một số đơn vị cho hay vẫn nỗ lực giảm giá để kích sức mua, tăng dòng tiền, thậm chí đẩy hàng tồn thì chấp nhận hy sinh lợi nhuận. Nhiều giải pháp khác nhau đã được doanh nghiệp áp dụng...

Phải tìm cách giảm giá

Dù chi phí tăng nhưng nhiều đơn vị tính trước khả năng sức mua giảm đã chủ động tìm cách giảm giá thành. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hồ Thanh Đoan, chủ cơ sở sản xuất hạt điều Thanh Đoan (Bình Phước), cho biết sức mua đối với hạt điều rang muối vào mùa Tết tăng gấp 4 - 5 lần so với bình thường nhưng năm nay nhu cầu tương đối chậm. Do đó, đơn vị dự kiến không tăng giá.

"Tôi đang tìm giải pháp giảm chi phí đầu vào bằng cách đơn giản hóa bao bì, tăng hàng "nhà làm", giảm chi phí trung gian. Do đó, giá bán có thể sẽ tương đương năm ngoái với 250.000 - 400.000 đồng/kg tùy loại", ông Đoan nói.

Trong khi đó, với sản phẩm nem chả và lạp xưởng, đại diện cơ sở sản xuất Kim Huệ (Long An) cho biết vẫn cố gắng tìm nguồn cung chất lượng có giá tốt hơn để duy trì giá thành sản xuất, giữ giá bán không tăng, dao động 130.000 - 155.000 đồng/kg như ngày thường.

Với mặt hàng trứng gia cầm, bà Phạm Thị Huân - chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân (TP.HCM) - cho hay có thể sẽ đề xuất cho tăng giá bán trứng trong chương trình bình ổn. Tuy nhiên theo bà Huân, việc tăng giá chủ yếu hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp, nên khả năng chỉ đề xuất mức tăng khiêm tốn so với mức bán lẻ 31.500 đồng/chục trứng gà và 37.000 đồng/chục trứng vịt hiện nay.

"Chúng tôi cố gắng tìm cách giảm chi phí ở khâu bao bì, khâu trung gian, vận chuyển... để kìm giá bán ở mức tốt nhất có thể. Trong đó, sẽ xem xét gia tăng phân phối online để tiết giảm nhân lực, giảm bao bì đắt tiền, không cần thiết bởi vòng quay Tết chỉ khoảng 2 - 3 tháng", bà Huân nói.

Dù gặp áp lực với đề nghị tăng giá từ nhà cung cấp, nhưng nhiều siêu thị, nhà cung cấp cho biết do sức mua dịp Tết năm nay khả năng không tăng mạnh nên cũng cố gắng tìm giải pháp để bình ổn giá ở mức tốt nhất.

Đại diện Masan MEATLife cho biết đã sớm gia tăng công suất, tổng sản lượng thịt heo mát và gà mát đưa ra thị trường trong dịp Tết dự kiến gần 4.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, góp phần bình ổn giá. Ngoài ra, từ đây đến Tết Nguyên đán, đơn vị có chương trình luân phiên giảm giá đến 20% cho nhiều mặt hàng như giò chả, thịt heo xay, nạc dăm...

Bên cạnh giá tốt, từ đây đến 21-1-2023, MEATDeli ra mắt sản phẩm mới lạ gà ngon LaChanh với nhiều khuyến mãi.

Khoảng 400 doanh nghiệp sẽ họp bàn cung hàng giá tốt

Ông Trương Tiến Dũng, phó chủ tịch thường trực Hội Lương thực - thực phẩm TP.HCM, cho biết thông qua các buổi kết nối cung cầu, nhiều doanh nghiệp đã tìm được nguồn cung sản phẩm được sản xuất tận gốc, không qua trung gian, đây là giải pháp để tiết giảm chi phí.

Cũng theo ông Dũng, hơn 400 hội viên của hội sẽ sớm nhóm họp để bàn về "nguồn cung và giá bán Tết". Quan điểm của hội là mong muốn doanh nghiệp tìm mọi giải pháp để tiết giảm chi phí nhằm đưa ra giá bán hàng tốt hơn dùng dịp Tết này. Tuy vậy, ông Dũng cho rằng dù đã cố gắng kìm giá, nhưng với áp lực đầu vào, trong hai tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ xem xét tăng giá bán.

"Mức tăng giá có thể phổ biến 5 - 15% và chia nhỏ từng giai đoạn. Mức tăng và cách tăng trên là hài hòa cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, không gây sốc cho người dân", ông Dũng nói.

Siêu thị ưu tiên hàng trong nước

Trong khi đó, đại diện MM Mega Market cho biết đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 20 - 30% so với Tết năm ngoái, và 40 - 50% so với những tháng bình thường. Riêng thực phẩm tươi sống và mặt hàng thiết yếu, bánh kẹo, mứt tăng đến 100%, phần lớn hàng trong nước. 

Về giá bán cuối năm, MM cho biết nhờ làm việc với nhà cung cấp từ vài tháng trước nên nguồn hàng dồi dào, giá bán ổn định, đặc biệt thực phẩm khô, chế biến.

"Ấn phẩm khuyến mãi sẽ được phát hành, trong đó có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá đến 50% các mặt hàng thiết yếu, mua 1 tặng 1... sẽ được MM tung ra kéo dài từ đây đến cuối năm", đại diện MM thông tin.

Tương tự, với nhận định sức mua dịp Tết này chỉ tăng khoảng 10% so với bình thường thay vì 20% như các năm, đại diện siêu thị Emart cho biết đang lên kế hoạch giảm bớt hàng nhập khẩu cho mùa Tết so với các năm, trong đó dự kiến chỉ khoảng 5% hàng Tết năm nay là hàng giá trị cao. Bù lại, đơn vị sẽ tăng mạnh nhóm hàng nội địa, bình dân như trái cây, thực phẩm khô... để người dân dễ tiếp cận mùa Tết.

"Hàng trong nước sẽ giúp chủ động hơn về nguồn cung và giá cả, và cũng phù hợp hơn với điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay", đại diện siêu thị nói.

Giá tốt hơn nhờ thêm nguồn cung

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM cho biết đã liên tục làm việc với các doanh nghiệp về việc giữ giá bán mùa Tết, đặc biệt là nhóm hàng bình ổn, và nhiều doanh nghiệp vẫn cam kết giữ mức giá ổn định. Tuy vậy, theo cơ quan này, hiện TP không chỉ trông cậy vào nhóm doanh nghiệp bình ổn, mà cố gắng đề nghị các doanh nghiệp chia sẻ lợi ích để có giá bán tốt, duy trì sức mua.

Đồng thời, thông qua đẩy mạnh kết nối cung cầu với hàng chục tỉnh thành, TP đã tìm thêm nhiều nguồn cung thực phẩm thiết yếu, giá tốt để phục vụ mùa cuối năm, đặc biệt sản phẩm trái cây, bánh mứt, thủy hải sản, hạt điều...

Hóa đơn tính tiền dài cả mét dịp Black Friday ở TP.HCMHóa đơn tính tiền dài cả mét dịp Black Friday ở TP.HCM

TTO - Nhiều cửa hàng quần áo hút khách mua sắm với mức giảm giá dịp Black Friday đến 80%. Đã có những phiếu tính tiền gần 69 triệu rưỡi tại cửa hàng quần áo, giảm giá còn hơn 24 triệu rưỡi, hóa đơn dài gần cả mét.

Xem thêm: mth.96733112262112202-iam-neyuhk-oar-ial-ior-aig-gnat-ihgn-ed-uc-aoh-gnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng hóa cứ đề nghị tăng giá rồi lại rao khuyến mãi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools