Năm nay, các nhà máy nhiệt điện đã phải nhập khẩu than với giá tăng gần 4 lần so với năm trước. Để tiết kiệm chi phí đầu vào, nhà máy điện than đã phải sử dụng than trong nước pha trộn với than nhập khẩu. Tuy nhiên, giá than trộn cũng đã tăng hơn gấp rưỡi so với đầu năm.
"Thời gian qua, nguồn trộn nhập khẩu đã tăng giá khiến giá nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng dẫn đến chi phí giá thành sản xuất tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty", ông Ngô Sinh Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh, cho biết.
Các nhà máy nhiệt điện than đang sản xuất tới 37% tổng sản lượng điện cả nước, nên khi giá thành sản xuất điện than tăng đã tác động lớn đến chí phí sản xuất điện của toàn hệ thống. Cùng với đó, giá dầu, khí và các yếu tố đầu vào khác cũng tăng khiến giá thành sản xuất điện nói chung tăng mạnh so với các năm trước.
Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh. (Ảnh: Dân trí)
"Giá dầu tăng gần gấp đôi mà giá khí tăng theo giá dầu làm cho chi phí loại hình phát điện bằng khí tăng gấp đôi. Các nguồn khí giá rẻ gần hết buộc phải khai thác và sử dụng các mỏ khí có giá cao. Tỷ giá tăng 9% khiến chi phí đầu vào mua điện của tập đoàn tăng đột biến", ông Nguyễn Xân Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chia sẻ.
Mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí được gần 10.000 tỷ đồng, nhưng vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng cao so với kế hoạch đầu năm do chi phí nhiên liệu và các chi phí khác tăng cao.
VTV.vn - Theo EVN và đơn vị tư vấn, biểu giá bán lẻ điện 6 bậc hiện hành có nhiều bất cập.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.65254039072112202-oac-gnat-neid-taux-nas-oav-uad-ihp-ihc/et-hnik/nv.vtv