Lúc ban đầu chỉ có vài thầy cô trong ban tư vấn, nhiệm vụ rất nặng nề, đến nay thành phần ban tư vấn lớn mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn - Ảnh minh họa: NAM TRẦN
Điều khiến tôi gắn bó với chương trình suốt 20 năm qua chính là vì một mục tiêu chung dành cho thế hệ trẻ, "một ban tư vấn, một mục tiêu", dấn thân cho những vấn đề mới và lan tỏa.
Từ lúc ban đầu chỉ có vài thầy cô trong ban tư vấn, nhiệm vụ rất nặng nề, một người phải biết rất nhiều thứ và trong một buổi tư vấn nói rất nhiều, đến nay thành phần ban tư vấn lớn mạnh hơn và chuyên nghiệp hơn nên đỡ vất vả hơn so với thời gian đầu.
Cũng có ý kiến cho rằng sao không làm việc lớn mà cứ suốt ngày tư vấn tuyển sinh, tôi chỉ cười, chỉ vì họ chưa hiểu công việc này.
Rồi tình cờ khi biết tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi so với chỉ tiêu tuyển sinh của trường cũng là một trong những chỉ số để đánh giá sức hút của nhà trường, tôi lại thêm động lực để tham gia công tác này ở góc độ mới như hệ thống số liệu, dự báo, phương thức chuyển tải thông tin...
Khi còn tuyển sinh "ba chung", tôi còn làm đề tài phân tích tương quan giữa điểm thi tuyển sinh và điểm cấp III, hệ số tương quan cũng khác nhau theo địa phương và trường THPT, nhằm hỗ trợ tối đa thí sinh trong việc chọn trường và ngành theo năng lực.
Năm 2003, được học bài bản về hướng nghiệp và việc làm do chuyên gia nước ngoài giảng dạy, tôi như "cá gặp nước", đã phát triển công cụ hướng nghiệp chọn nghề, chọn ngành và hệ thống dữ liệu ngành, điểm chuẩn.
Rồi khi báo Tuổi Trẻ bổ sung thêm cụm từ "hướng nghiệp" thành "Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp", tôi lại tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, ráp nối để tìm lỗ hổng của thí sinh trong chọn ngành, chọn trường so với nhu cầu ngành nghề theo từng địa phương, theo từng giai đoạn...
Từ năm 2010, chương trình đã chuyển từ hình thức đơn giản ban đầu sang hình thức chuyên nghiệp hơn với sự hỗ trợ của công cụ chọn nghề, chọn ngành, chọn trường. Nếu không có sự góp sức của nhiều đơn vị thì ước mơ cũng khó thành hiện thực.
Ngoài tâm huyết, phải nói áp lực và sự tin tưởng của thầy Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, cũng như "đặt hàng" của báo Tuổi Trẻ đã giúp tôi thực hiện được nhiều ý tưởng và được chia sẻ và giúp đỡ cho nhiều học sinh.
Có thể kể đến các sản phẩm như trắc nghiệm chọn ngành phù hợp sở thích nghề nghiệp; ứng dụng chọn ngành, chọn trường theo năng lực và sở thích; các bài viết phân tích kết quả thi, xu thế nguồn nhân lực của địa phương, các bước chọn ngành học...
Phải nói rằng để có thể "lì lợm" theo lĩnh vực khó như thế này cần "năm có": 1. Có đơn vị tổ chức chuyên nghiệp, tận tâm và hướng tới giới trẻ như báo Tuổi Trẻ; 2. Có sự đồng hành, ủng hộ của các tập đoàn, doanh nghiệp; 3. Có người tư vấn vững về chuyên môn (hệ thống giáo dục, ngành, nghề, tuyển sinh, biết ráp nối nhu cầu của địa phương...) và quan trọng "tâm phải sáng"; 4. Có sự đồng hành của lãnh đạo các địa phương để thay đổi tư duy trong các hoạt động chuẩn bị cho học sinh sau THPT; 5. Có góp sức của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và của các trường THPT.
Chúc mừng báo Tuổi Trẻ với 20 năm hành trình Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, theo tôi đó là 20 năm thanh xuân vì thế hệ trẻ.
Chúc báo tiếp tục là ngọn cờ đầu trong những ý tưởng mới, trong đó có ý tưởng về câu chuyện tuyển sinh - hướng nghiệp với thế hệ gen Z và chương trình giáo dục phổ thông 2018.
TTO - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định như vậy tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra sáng 27-11.
Xem thêm: mth.16823348082112202-ert-eh-eht-iv-naux-hnaht-man-02/nv.ertiout