Dù Tổng công ty đã tiết giảm tối đa chi phí nhưng giá năng lượng toàn cầu tăng cùng với biến động tỷ giá khiến giá thành đã vượt xa giá bán điện.
Sau đại dịch COVID-19, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất điện cũng liên tục tăng mạnh ở cả Việt Nam và trên thế giới, khiến cho năm 2022 là năm khó khăn nhất với Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
"Trong thời gian vừa qua, giá nhiên liệu trên thế giới tăng cao như than, dầu khí đốt, ở Việt Nam cũng tăng rất cao dẫn đến chi phí sản xuất điện của các nhà máy cũng tăng cao. Những nhà máy này chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng các nguồn phát của Việt Nam", ông Phan Tử Lượng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho hay.
Do sức ép giá thành tăng đột biến nên giá mua điện trên thị trường điện của Tổng công ty ở mức 2,500đ/kWh. Trong khi đó, giá bán bình quân của Tổng công ty điện lực miền Bắc vẫn chỉ ở mức 1.786 đồng/kwh nên Tổng công ty không tránh khỏi tình trạng lỗ hơn 4.700 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Cùng với đó, giá nhiên liệu, vật tư thiết bị tăng cao làm tăng chi phí vận hành, sửa chữa. Tỷ giá ngoại tệ biến động cũng tạo ra lỗ chênh lệch tỷ giá cho các khoản vốn vay ODA.
Trước tình hình khó cân đối tài chính, Tổng công ty điện miền Bắc kiến nghị Chính phủ xem xét các yếu tố khách quan để có chính sách điều chỉnh giá điện phù hợp, giúp ngành điện đáp ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng cho các địa phương trên cả nước.
VTV.vn - Theo EVN, nếu không triển khai nhiều giải pháp thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của tập đoàn này có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.21465813182112202-ioig-eht-ut-cul-pa-od-neid-nab-aig-ax-touv-hnaht-aig/et-hnik/nv.vtv