Theo đó, nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) trong giai đoạn này lên tới 17,8 tỷ m3, trong đó Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu.
Năm nay, châu Âu đã nhập khẩu 111 tỉ m3 LNG từ tháng 1 đến tháng 10 từ thị trường toàn cầu, tăng 70% khối lượng nhập khẩu. Trong khi đó, năm ngoái, EU mua 155 tỉ m3 khí tự nhiên và LNG của Nga.
Các chuyến hàng LNG của Nga sang EU tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm 2022. (Ảnh: Kyodo)
Nga từng là nhà cung cấp năng lượng lớn thứ hai của châu Âu. Tuy nhiên, thị phần của nước này đã giảm 16% vào năm 2022 do EU nhập khẩu LNG của Mỹ - chiếm 42% trong năm nay.
Các nước phương Tây đã tìm cách hạn chế thu nhập của Nga từ xuất khẩu dầu khí kể từ khi nước này phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2.
Hồi tháng 10, EU đã đưa ra gói trừng phạt thứ tám đối với Moskva, trong đó thiết lập cơ sở pháp lý cho việc áp mức giá trần đối với dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, sau nhiều phiên thảo luận, đến nay thành viên EU vẫn chưa đạt đồng thuận về áp trần giá dầu Nga.
Cao ủy Năng lượng EU Kadri Simson mới đây tuyên bố, liên minh đã thay thế hoàn toàn nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng LNG và khí đốt từ các nhà cung cấp đáng tin cậy.
Các chuyên gia nói với RIA Novosti rằng, EU thay thế đường ống dẫn khí đốt của Nga bằng việc tăng cường mua LNG từ Mỹ.
Trong khi đó, các nhà phân tích từ công ty nghiên cứu Kpler cảnh báo việc thay thế nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga bằng LNG sẽ dẫn đến chi phí gia tăng đối với EU. Không giống như khí đường ống thường được cung cấp theo các hợp đồng dài hạn, LNG được mua trên thị trường giao ngay và chi phí của nó có xu hướng cao hơn nhiều lần.
Xem thêm: nhc.50474634192112202-2202-man-gnort-agn-auc-gnl-aum-yat-hnam-ue/nv.fefac