Trong đó, thực hiện duy trì 195 Công ty TNHH MTV giai đoạn 2022-2025 (doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ).
Nhà nước dự kiến sẽ cổ phần hóa 19 doanh nghiệp. Trong đó, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị dự kiến Nhà nước chỉ còn sở hữu từ 50% trở xuống; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam dự kiến Nhà nước sở hữu từ 65% trở lên …
Thực hiện sắp xếp lại 5 doanh nghiệp. Trong đó, giải thể Công ty TNHH MTV Tổng công ty Đầu tư và Xuất nhập khẩu Cao Bằng; sáp nhập 4 công ty gồm Công ty TNHH MTV Nghĩa Văn, Công ty TNHH MTV Đại Lợi, Công ty TNHH MTV Tân Phú và Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Kế hoạch thoái vốn tại 141 doanh nghiệp. Trong đó, bán toàn bộ 49,04% vốn tại Tổng CTCP Sông Hồng; bán toàn bộ 38,58% vốn tại Tổng Công ty Viglacera – CTCP (mã VGC); bán toàn bộ 20,91% vốn tại CTCP Dịch vụ Truyền hình viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom); bán toàn bộ 70,05% vốn tại CTCP Truyền hình cáp Hà Nội; bán toàn bộ 65,21% vốn tại CTCP Điện tử Giảng Võ …
Giữ nguyên vốn góp nhà nước tại 126 doanh nghiệp. Trong đó, giữ nguyên 87% vốn tại CTCP Phim hoạt hình Việt Nam; 50% vốn tại Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV); 64,46% vốn tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTG); 75,87% vốn tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã PLX); 95,4% vốn tại Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV) …
Còn lại 21 doanh nghiệp sẽ thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn năm 2022 đến năm 2025 như Tập đoàn Bảo Việt – CTCP; Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện; Tổng Công ty Phát triển phát thanh Truyền hình; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam …