vĐồng tin tức tài chính 365

Khi các trường học của chúng ta 'cuồng' thành tích, quên hạnh phúc

2023-11-01 10:00
Giáo sư Hà Vĩnh Thọ trong buổi trò chuyện tại Trường đại học Fulbright - Ảnh: HOÀNG THI

Giáo sư Hà Vĩnh Thọ trong buổi trò chuyện tại Trường đại học Fulbright - Ảnh: HOÀNG THI

Chiều tối 31-10, giáo sư Hà Vĩnh Thọ có bài chia sẻ thú vị về chủ đề hạnh phúc với nhiều bạn trẻ quan tâm đến yếu tố hạnh phúc trong cuộc sống cũng như những người quan tâm đến giáo dục tại TP.HCM. Sự kiện diễn ra tại Trường đại học Fulbright Việt Nam.

Áp lực thành tích

Theo GS Hà Vĩnh Thọ, trường học ở nhiều nơi trên thế giới hiện đang quá tập trung vào việc truyền đạt kiến thức và bài tập cho học sinh nhưng lại bỏ qua khía cạnh quan trọng khác của sự phát triển là hạnh phúc. Áp lực thành tích lớn đặt lên học sinh dẫn đến nỗi lo âu và căng thẳng về tinh thần cho không ít học sinh trước mỗi kỳ thi.

GS Hà Vĩnh Thọ cho rằng nhiều trường học đang chưa xem trọng việc giảng dạy những kỹ năng cảm xúc, kỹ năng xã hội cơ bản nhưng là những nền tảng để tạo nên sự hạnh phúc cho học sinh, bao gồm lòng biết ơn, sự tự trọng, cách tương tác xã hội. 

Các chương trình không dành nhiều thời gian cho những phần này. Một số nơi hoàn toàn không đề cập đến sự hạnh phúc của học sinh, hoặc nếu có chỉ dạy qua loa. Đó không chỉ là vấn đề ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia hiện nay.

Ngay cả chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) được xây dựng và điều phối bởi Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào cuối thập niên 1990 cũng chỉ dựa vào đọc hiểu, toán học và khoa học. 

GS Hà Vĩnh Thọ cho biết gần đây, người sáng lập bảng xếp hạng PISA có dịp trò chuyện với ông và cho rằng việc chỉ tập trung vào đọc hiểu, toán học và khoa học là không đủ. PISA đã có những tham khảo ý kiến của GS Hà Vĩnh Thọ để cho ra thêm những chỉ số đánh giá về hạnh phúc của học sinh (PISA Happy Life Index) sẽ được công bố trong năm 2023.

Nuôi dưỡng hạnh phúc từ đâu?

Theo GS Hà Vĩnh Thọ, hạnh phúc là một trạng thái tinh thần mà mỗi người có thể đạt được thông qua ba trụ cột: biết quan tâm và yêu thương đến bản thân; biết chia sẻ tình yêu và quan tâm với mọi người xung quanh; cuối cùng là biết dành tình yêu cho thiên nhiên, môi trường. Ba tiêu chí này được áp dụng cho bất kỳ đối tượng nào, ngay cả với những học sinh.

Các chương trình giáo dục hiện đại đang luôn đặt trẻ em ở sự giao thoa giữa các tiêu chí biết yêu thương chính mình, biết yêu người khác và biết yêu môi trường nơi mình đang sống.

GS Hà Vĩnh Thọ cho rằng các tiêu chí trên có phần lý thuyết nhưng thực tế lại khá đơn giản. Trước hết, học sinh cần được dạy phải biết quan tâm chính mình, từ cơ thể, sức khỏe đến những cảm xúc trong các em. Các em cần được nhận diện niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận...

Về sự quan tâm đến người khác, đôi khi chỉ từ những bài học nhỏ như lòng biết ơn. GS Hà Vĩnh Thọ kể câu chuyện ở Huế khi ông thường cho học sinh viết ra giấy những điều các em đang cảm thấy biết ơn trong ngày. Nhiều em viết những điều rất ngây ngô như được mẹ nấu ăn ngon, được bạn cho một cái bánh... Cứ như vậy sau một thời gian, ông nhận thấy các em quan tâm người khác hơn đáng kể. 

"Hạnh phúc luôn ở trong chúng ta và mỗi đứa trẻ, quan trọng là biết nhận thấy được và có thể nuôi dưỡng chúng hay không" - ông nói.

Theo GS Hà Vĩnh Thọ, học sinh chỉ có thể hạnh phúc khi người thầy hạnh phúc. Nhiều chương trình dạy cho học sinh nhận thức hạnh phúc ở một số quốc gia nhưng cuối cùng không thành công, do chính thầy cô chưa hiểu và cũng chưa hạnh phúc để tác động đến các em.

Cần quan tâm tới người thầy

GS Hà Vĩnh Thọ cho rằng Nhà nước cần có những chương trình quan tâm hơn đến đời sống và tinh thần của người thầy. Giáo viên cần được tham gia những khóa tập huấn để hiểu hơn về hạnh phúc. Họ cũng cần được tiếp sức, cần được động viên.

Hơn hết, họ cần luôn hiểu được ý nghĩa của công việc mình đang làm, ý nghĩa của từng bài giảng sẽ có tác động đến các em thế hệ tương lai.

GS Hà Vĩnh Thọ, người gốc Việt, sinh sống tại Thụy Sĩ, đã từng làm việc cho Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế tại các vùng chiến sự ở châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu trước khi trở thành giám đốc chương trình tại Trung tâm Hạnh phúc quốc gia ở Bhutan. Ông cũng đã tham gia giảng dạy tại một số trường đại học ở Bỉ, Đức, Thụy Sĩ và đảm nhiệm vai trò chủ tịch Học viện Eurasia về Hạnh phúc và An sinh.

Suốt hơn 20 năm qua, ông và đồng nghiệp của mình đã triển khai nhiều khóa đào tạo chuyên môn cho giáo viên, các khóa tập huấn về giáo dục đặc biệt, về trường học hạnh phúc tại Việt Nam, đặc biệt ở quê hương của ông Thừa Thiên Huế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đừng vì bệnh thành tích mà làm tổn thương trẻThủ tướng Phạm Minh Chính: Đừng vì bệnh thành tích mà làm tổn thương trẻ

TTO - Ngày 5-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ những lời tâm huyết tại lễ khai giảng năm học mới tại Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Xem thêm: mth.67090248010113202-cuhp-hnah-neuq-hcit-hnaht-gnouc-at-gnuhc-auc-coh-gnourt-cac-ihk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi các trường học của chúng ta 'cuồng' thành tích, quên hạnh phúc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools