vĐồng tin tức tài chính 365

Bán dụng cụ y tế cho Việt Nam, các hãng lớn nhìn thủ tục cũng 'lắc đầu ngao ngán'

2023-11-01 12:26
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 1-11, thảo luận kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) tranh luận về việc chậm trễ cung ứng thuốc thời gian qua.

Sợ trách nhiệm dẫn đến tâm lý trì hoãn

Ông cho biết hiện nay việc đấu thầu, mua sắm thuốc đã được cải thiện, đã chia được nhóm chính hãng và thông thường. Các bệnh viện đã mua được thuốc tốt, không còn hiện tượng phải mua thuốc ngoài.

Tuy nhiên việc mua bán vật tư y tế đang "rất rối". Theo ông Hiếu, nguyên nhân là có quá nhiều quy định pháp luật, khó đưa ra quyết định mua sắm để đáp ứng quy định của nhiều bộ, ngành khác nhau.

Ông Hiếu dẫn chứng ở cơ quan của mình, Bệnh viện Đại học Y trực thuộc Bộ Y tế nên được phân cấp mạnh, thủ trưởng đơn vị được tự phê duyệt, chịu trách nhiệm, không bị thiếu dụng cụ, thuốc men, nhưng vẫn khó khăn, không mua được hàng chất lượng tốt, phát triển kỹ thuật mới.

Ông nêu việc rất nhiều hãng chất lượng không tốt vẫn vượt qua "khe cửa hẹp" để trúng thầu với giá rẻ, có những hãng sẵn sàng in sửa lại catalog để đáp ứng yêu cầu đưa vào danh sách đấu thầu.

Ông Hiếu cho rằng cần đẩy mạnh tiêu chí bảo hành, chuyển giao kỹ thuật, phân nhóm, chỉ có hãng chất lượng tốt mới chấp nhận bảo hành, bảo trì lên đến 5 năm kèm theo các điều khoản đào tạo chuyển giao. Nếu các tiêu chí này được pháp luật khuyến khích bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành y tế.

Việc cấp phép nhập khẩu, cho phép sử dụng các dụng cụ y tế mới ở nước ta vẫn bế tắc, ông Hiếu nói: "Bản thân tôi cũng phải mang bệnh nhân ra nước ngoài để chữa vì không có dụng cụ nhập khẩu dễ dàng vào Việt Nam. Các hãng lớn nhìn thấy các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian để được cấp phép đều lắc đầu ngao ngán. Có công ty không định hướng phát triển, thậm chí rút khỏi thị trường Việt Nam".

Bệnh viện cấp tỉnh còn khó khăn nhiều hơn vì quá nhiều khâu phê duyệt, kiểm tra, nên việc mua sắm phụ thuộc vào sở y tế, tài chính, UBND, tình trạng "sợ trách nhiệm dẫn đến tâm lý trì hoãn, hồ sơ để trên bàn không đọc, hết hạn tìm vài lỗi nhỏ để trả về cơ sở".

"Cứ thế hết thời gian thẩm định, việc lại trở về vạch số 0, cuối cùng chúng ta không có hàng sử dụng cho người bệnh", ông Hiếu nói và đề nghị giao trách nhiệm cho người sử dụng sản phẩm đấu thầu, giao bệnh viện quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật, người bệnh.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Đào Hồng Lan - Ảnh: GIA HÂN

Đấu thầu đảm bảo cơ bản khám, chữa bệnh

Giải trình thêm sau đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ việc thiếu thuốc, thiết bị y tế xảy ra do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do nguồn cung nguyên liệu hoạt chất trên thế giới khan hiếm, giá cả biến động trên quy mô toàn cầu…

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, theo bà Lan còn các nguyên nhân chủ quan, như hệ thống văn bản pháp luật liên quan còn bất cập.

Việc tổ chức thực hiện mua sắm đấu thầu còn vướng mắc, công tác phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện mua sắm chưa kịp thời hiệu quả, đặc biệt là có tâm lý e ngại sợ sai ở một số cá nhân, đơn vị và địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình sáng 1-11 - Nguồn: THQH

Bà Lan cho biết thời gian qua, Bộ Y tế đã trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ các khó khăn, tồn tại, vướng mắc liên quan tới cơ chế mua sắm đấu thầu, thuốc, vật tư y tế.

Bà thông tin theo báo cáo của 1.078 cơ sở y tế trên cả nước trong tháng 10-2023, có 61,41% đơn vị báo cáo đã đủ cung ứng thuốc cho hoạt động khám, chữa bệnh; 38,59% đơn vị báo cáo có tình trạng thiếu cục bộ. 

Có những đơn vị trước đây khó khăn nhưng hiện nay đã đấu thầu đảm bảo cơ bản cho công tác khám, chữa bệnh. Như Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm đến nay đã thực hiện được 35 gói thầu vật tư, hóa chất, máy móc.

Bộ đã trình cơ chế để tháo gỡ trong vấn đề đảm bảo nguồn cung cho các vấn đề thuốc hiếm, đặc biệt, liên quan đến vấn đề cơ chế tài chính ngân sách để đảm bảo thực hiện cho thuốc hiếm.

Đại biểu Quốc hội: Các doanh nghiệp đang gặp cảnh Đại biểu Quốc hội: Các doanh nghiệp đang gặp cảnh 'làm thì lỗ, không làm thì phá sản'

Ngày 1-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023. Việc thúc đẩy các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được quan tâm.

Xem thêm: mth.65031610110113202-nagn-oagn-uad-cal-gnuc-cut-uht-nihn-nol-gnah-cac-man-teiv-ohc-et-y-uc-gnud-nab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bán dụng cụ y tế cho Việt Nam, các hãng lớn nhìn thủ tục cũng 'lắc đầu ngao ngán'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools