vĐồng tin tức tài chính 365

Chiến tranh hiện đại và lưới lửa phòng không - Kỳ cuối: Chiến lược và vũ khí phòng không tương lai

2023-11-01 13:39
Tổ hợp tên lửa S-350 Vityaz của Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tổ hợp tên lửa S-350 Vityaz của Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tại hội nghị Bộ Quốc phòng Nga cuối tháng 3-2023, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu khẳng định sẽ hoàn thành công tác hiện đại hóa vũ khí phòng thủ tên lửa, phòng không, đặc biệt là thành lập một biên chế mới bao gồm các tổ hợp phòng không S-350 Vityaz và triển khai hệ thống radar mới Razvyazka để tăng cường bảo vệ thủ đô Matxcơva.

Nga: 100 tiểu đoàn tên lửa và phòng không

Hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất của Nga là hệ thống đất đối không chống tên lửa đạn đạo S-500 Prometheus. So với S350 Vityaz và S-400, S-500 sử dụng radar mới, hệ thống máy tính hiện đại và tên lửa dẫn đường mới hơn.

Truyền thông Nga đưa tin S-500 đạt tầm bắn gần 500km và đạt độ cao tới 100km. Ước tính mỗi hệ thống S-500 trị giá từ 700 - 800 triệu USD vào năm 2020 và có thể lên tới 2,5 tỉ USD vào năm 2023.

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CISS ở Mỹ), Nga bắt đầu phát triển S-500 vào năm 2010 và sản xuất từ năm 2019.

Trong dịp triển lãm hàng không MAKS 2021 tại Nga, Hãng tin TASS đưa tin vào năm 2021, Bộ Quốc phòng Nga đã ký kết với Tập đoàn Almaz-Antey hợp đồng cung cấp hơn 10 hệ thống S-500. Trong năm này, lực lượng phòng thủ tên lửa và phòng không đặc biệt số 1 (bảo vệ Matxcơva) đã nhận được hệ thống S-500 đầu tiên.

Theo phân tích của CISS, S-500 có thể phóng nhiều loại tên lửa đánh chặn gồm 40N6M (chống máy bay và tên lửa hành trình), 77N6 và 77N6-N1 mới (chống tên lửa đạn đạo hoặc vệ tinh). CISS nhận thấy 40N6M có tầm bắn 400km và các tên lửa dòng 77N6 được cho là có thể đạt tầm bắn tới 500 - 600km.

Phát triển khả năng phòng thủ hàng không vũ trụ đã trở thành một bộ phận chủ yếu trong Chương trình Vũ khí quốc gia Nga (GPV-2027) giai đoạn 2018 - 2027. Chương trình đã xác định mục tiêu sẽ triển khai 100 tiểu đoàn với 800 bệ phóng bao gồm nhiều hệ thống S-350, S-400 và S-500. 

Chương trình còn dự kiến đến năm 2027 sẽ hoàn thành chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa tiếp theo S-550 với khả năng phát hiện cải tiến hơn và tầm bắn lớn hơn so với S-400 và S-500. Dự kiến lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ nhận được S-550 vào năm 2025.

Trang web Meta-Défense (Pháp) ghi nhận hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Nga bao gồm nhiều loại hệ thống chuyên dụng bổ sung cho nhau, như S-400 chuyên phòng không và phòng thủ tên lửa ở tầm trung và tầm cao, S-300PMU/2 chuyên phòng thủ tên lửa đạn đạo, Buk chuyên phòng thủ tên lửa chiến thuật ở tầm trung và tầm thấp, các hệ thống TOR và Pantsir đánh mục tiêu ở tầm gần.

Hệ thống này còn được bổ sung bằng các hệ thống chống đạn đạo hạng nặng A-135 tích hợp với hệ thống phòng không gồm máy bay giám sát trên không A-50, máy bay đánh chặn Mig-31 và các máy bay Su-35, Su-27.

Thử nghiệm hệ thống tên lửa tên lửa Arrow 3 (Israel và Mỹ) ngày 28-7-2019 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel

Thử nghiệm hệ thống tên lửa tên lửa Arrow 3 (Israel và Mỹ) ngày 28-7-2019 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel

Patriot, Arrow 3 và IRIS-T dựng lá chắn bầu trời châu Âu

Xung đột Nga - Ukraine đã mang lại nhiều bài học sâu sắc, nhất là về chiến tranh phòng không. Trước sức mạnh của các hệ thống tên lửa Nga, các nước châu Âu đã nỗ lực trang bị vũ khí, đặc biệt để đối phó với ba mối đe dọa đã xác định gồm máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

Ngày 13-10-2022, bên lề hội nghị các bộ trưởng Quốc phòng NATO tại Brussels (Bỉ), 15 nước thành viên NATO đã tham dự lễ ký thư ý định về xây dựng Sáng kiến Lá chắn bầu trời châu Âu (ESSI) do Đức giữ vai trò điều phối. Các bên ký kết ban đầu gồm Đức, Anh, Bỉ, Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Romania, Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Slovakia, Slovenia, Cộng hòa Czech và Hungary. Sau đó, bốn nước Đan Mạch, Thụy Điển, Áo và Thụy Sĩ thông báo tham gia sáng kiến này.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz công bố sáng kiến ESSI trong khuôn khổ NATO vào tháng 8-2022. Ông đánh giá ESSI mang lại "lợi ích an ninh chung cho toàn châu Âu" vì "không có quốc gia châu Âu nào có thể một mình bảo đảm phòng thủ hiệu quả không phận của mình trước các mối nguy hiểm mới".

Ông giải thích một khi kết hợp lực lượng phòng không của các nước châu Âu lại sẽ ít tốn kém hơn so với mỗi nước tự lo xây dựng hệ thống phòng không riêng đồng thời sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bộ Quốc phòng Đức nhận xét: "Cả ba lĩnh vực (tầm ngắn, tầm trung và tầm xa) đều có khoảng trống về năng lực mà ESSI phải thu hẹp hoặc có sẵn các phương tiện có thể phát triển hoặc củng cố".

Theo trang Politico Europe, mục tiêu của ESSI nhằm thiết lập một hệ thống phòng thủ chung có phối hợp tốt nhất và thay thế các hệ thống phòng không hiện có bằng các hệ thống hiện đại hơn. Dự kiến ESSI sẽ gồm bốn cấp trang bị các hệ thống vũ khí mua của Đức, Mỹ và Israel:

Tầm gần: Hệ thống phòng không tầm gần và cực gần LVS NBbS (Đức) gồm tháp pháo gắn trên xe chiến đấu bọc thép cùng với radar, pháo và tên lửa.

Tầm trung: Tên lửa IRIS-T SLM (Đức) có khả năng tiêu diệt pháo phản lực (rocket), tên lửa hành trình, UAV, máy bay và trực thăng ở khoảng cách 40km và tầm cao 20km. Giá mỗi hệ thống khoảng 155 triệu USD.

Tầm xa: Hệ thống tên lửa đất đối không Patriot PAC-3 (Mỹ) có khả năng đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm trung.

Tầm rất xa: Hệ thống tên lửa Arrow 3 (Israel và Mỹ hợp tác phát triển) chống tên lửa đạn đạo siêu thanh. Arrow 3 có khả năng tiêu diệt tên lửa tấn công ở độ cao hơn 100km, tức ngoài rìa khí quyển và đạt tầm bắn tới 2.400km (xa hơn nhiều so với Patriot và IRIS-T).

Đến nay Pháp chưa tham gia sáng kiến ESSI. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất nên sử dụng vốn đầu tư châu Âu để mua vũ khí của doanh nghiệp châu Âu thay vì mua hàng của Mỹ hay Israel. Song Đức phản bác với lập luận cần xây dựng ESSI nhanh nhất có thể trong khi ngành công nghiệp châu Âu không thể tức thời đáp ứng yêu cầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius lập luận: "Chúng tôi sẵn sàng mua sắm các hệ thống ngoài châu Âu đến khi phát triển được hệ thống của riêng mình ở châu Âu".

Phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp của NATO

Từ xung đột Nga - Ukraine, NATO nhận định phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong môi trường chiến lược hiện tại khi các khả năng phòng không và tên lửa gia tăng đáng kể.

Hệ thống radar mới nhất LTAMDS của Mỹ - Ảnh: i.pl

Hệ thống radar mới nhất LTAMDS của Mỹ - Ảnh: i.pl

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO 2022 ở Madrid (Tây Ban Nha), các nước NATO cam kết tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp bằng cách cung cấp các thiết bị cảm biến, hệ thống đánh chặn, phương tiện chỉ huy và kiểm soát. Nhiều nước NATO đang tích cực mua sắm các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không mới.

Một ví dụ cụ thể là tháng 9-2023, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak đã ký thư chấp thuận với quân đội Mỹ nhằm gia tăng năng lực phòng thủ tên lửa và phòng không với nhiều loại vũ khí, trong đó có 12 radar LTAMDS (Cảm biến phòng không và phòng thủ tên lửa cấp thấp) của Mỹ.

Trung tuần tháng 10-2023, Công ty Raytheon ở Waltham (bang Massachusetts, Mỹ) thông báo đã hoàn thành các thử nghiệm xác minh nhà thầu đối với LTAMDS tại trường bắn tên lửa White Sands của quân đội Mỹ. LTAMDS là radar phòng không và phòng thủ tên lửa thế hệ mới trang bị radar mảng quét điện tử chủ động (radar AESA) 360 độ. Với công nghệ tiên tiến này, LTAMDS đã cải thiện chức năng phát hiện và ngăn chặn nhiều mục tiêu cùng lúc. Theo Raytheon, LTAMDS sẽ đạt hiệu suất vận hành vào cuối năm 2023.

Chiến tranh hiện đại và lưới lửa phòng không - Kỳ 6: Hệ thống Aegis sát thủ trên biểnChiến tranh hiện đại và lưới lửa phòng không - Kỳ 6: Hệ thống Aegis sát thủ trên biển

Ngày 19-10-2023, tàu khu trục USS Carney (DDG 64) lớp Arleigh Burke hải quân Mỹ đã đánh chặn và tiêu diệt bốn tên lửa hành trình và một số máy bay không người lái (UAV) trên Biển Đỏ.

Xem thêm: mth.96643251213013202-ial-gnout-gnohk-gnohp-ihk-uv-av-coul-neihc-iouc-yk-gnohk-gnohp-aul-ioul-av-iad-neih-hnart-neihc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chiến tranh hiện đại và lưới lửa phòng không - Kỳ cuối: Chiến lược và vũ khí phòng không tương lai”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools