vĐồng tin tức tài chính 365

Học để đền đáp tình thương yêu của 'mẹ cả'

2023-11-02 08:47
Tân sinh viên Lương Bùi Phương Linh học bài tại ký túc xá Trường đại học Nông Lâm TP.HCM - Ảnh: L.P.

Tân sinh viên Lương Bùi Phương Linh học bài tại ký túc xá Trường đại học Nông Lâm TP.HCM - Ảnh: L.P.

Dòng tâm sự của bạn Lương Bùi Phương Linh, tân sinh viên ngành chăn nuôi - thú y Trường đại học Nông Lâm TP.HCM, đã "dẫn" chúng tôi tìm về thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông).

Mẹ thương con chồng như con ruột

Căn phòng nhỏ của gia đình 5 mẹ con Linh rộng chừng 30m2, được Trường THPT Phạm Văn Đồng, nơi Linh và chị gái mình từng học, cho mượn vì thấy gia cảnh của hai nữ sinh học giỏi nhưng lại quá khó khăn. Để làm đẹp căn phòng, các chị em của Linh đã dán báo, trang trí để những vết tường cũ bong sơn không bị lộ ra.

4h sáng mỗi ngày, bà Phùng Thị Phượng (52 tuổi, mẹ Linh) rời khỏi phòng để ra chợ bán cá thuê, mãi đến 7h tối mới về. Chị em Linh tự lo liệu cuộc sống, học tập, lúc rảnh đi làm thêm để kiếm tiền phụ mẹ. "Hai chị em cùng vào đại học một lúc, vui có nhưng tụi mình rất lo, mọi gánh nặng lại dồn lên vai mẹ", Linh tâm sự.

Linh kể cô không phải là con ruột của "mẹ cả", nhưng mẹ luôn rất thương, đối xử như các con trong nhà. Năm 2005, Linh được sinh ra ở Hà Nội, là kết quả một cuộc tình của bố. 

"Khi mới hơn 1 tuổi, mẹ ruột mình bị tai nạn mất, bố bế mình về nhà, giao cho mẹ Phượng. Mẹ nuôi dạy mình như con ruột và mãi đến khi đã lớn mình mới biết sự thật", Linh tâm sự.

Kể thêm về chi tiết này, bà Phượng nói: "Lúc đó Linh mới hơn 1 tuổi, không cho ai bế mà cứ quấn lấy tôi, đêm nằm cứ rúc vào người ngủ rất ngon. Tôi nghĩ con chẳng có tội gì, mẹ cũng mất rồi mà bỏ rơi bỏ rớt thì tội. Tôi nuôi từ nhỏ, coi như con nên chẳng phân biệt gì".

Bà Phượng cho biết mỗi ngày đi làm được khoảng 150.000 - 180.000 đồng, ky cóp để các con tạm đủ ăn, đủ học - Ảnh: TÂM AN

Bà Phượng cho biết mỗi ngày đi làm được khoảng 150.000 - 180.000 đồng, ky cóp để các con tạm đủ ăn, đủ học - Ảnh: TÂM AN

Trở lại những ngày đầu mới vào Đắk Nông năm 2015, Linh kể lúc đó thường phải nay trọ chỗ này, mai ở chỗ kia không ổn định. 

"Vào vùng đất lạ được 3 tháng, bố lại bỏ đi biệt tích. Bao nỗi khổ cực một lần nữa dồn lên vai mẹ Phượng. Mẹ không than trách một lời, cứ cặm cụi đi làm thuê để các con không đói ăn, hụt bữa, vẫn được đến trường", Linh nghẹn ngào.

Để phụ mẹ, mỗi lúc rảnh chị em đều tranh thủ đi làm thuê cho quán ăn, quán cà phê ở thị trấn.

"Ngoài giờ học, ai thuê dọn, lau nhà tụi mình đều nhận hết. Vài tiếng dọn nhà, hai chị em nhận được 300.000 đồng cũng giúp bữa cơm thêm ấm cúng", Linh kể.

Gia cảnh cơ cực, vất vả nhưng Linh và chị gái Lương Bùi Bình An (tân sinh viên Trường đại học Tây Nguyên) năm nào cũng là học sinh giỏi, sôi nổi trong sinh hoạt Đoàn của trường. Rồi cả hai chị em cùng đậu đại học một lúc.

Bình An chọn ngành sư phạm tiếng Anh để mẹ không phải vất vả lo học phí. Còn Phương Linh chọn theo ngành chăn nuôi - thú y vì học phí rẻ nhất trường. Cả Phương Linh và Bình An đều chọn ở ký túc xá.

Nghèo khó nhưng lại "rất giàu"

Nói về các con của mình, bà Phùng Thị Phượng nói dù khổ cực đến mấy bà cũng rất tự hào. Đặc biệt Bình An và Phương Linh luôn hiểu cuộc sống khó khăn của gia đình nên luôn gắng học giỏi, biết đi làm phụ mẹ từ khi còn nhỏ.

"Hai đứa đậu đại học cùng lúc, tui lo lắm chứ. Nhưng cứ chạy vạy, kiếm tạm đủ số tiền ban đầu để các con nhập học. Ngày đi học, hai đứa vào chợ mua mấy thùng mì tôm để dự trữ cho những ngày tới. Thương đứt ruột nhưng vui lắm vì các con thấu hiểu nỗi khó khăn của mẹ", bà Phượng xúc động.

Phương Linh (phải) và Bình An ngày nhận giấy khen ở Trường THPT Phạm Văn Đồng - Ảnh: L.P.

Phương Linh (phải) và Bình An ngày nhận giấy khen ở Trường THPT Phạm Văn Đồng - Ảnh: L.P.

Bà Trần Thị Sang (50 tuổi), chủ sạp bán cá ở chợ Kiến Đức, nơi bà Phượng làm thuê, cho biết rất "ghen tị" với bà Phượng, vì dù nghèo khó nhưng các con học giỏi, biết chia sẻ với mẹ, đó là đã "rất giàu".

Bà Sang kể, năm 2015 khi cả gia đình bà Phượng mới vào, thuê nhà ở trọ đối diện với nhà em chồng của bà.

"Thấy hoàn cảnh gia đình khổ cực, chị Phượng lại là người thật thà, chăm chỉ nên tui kêu ra chợ phụ việc. Hai chị em làm với nhau từ đó, cũng thương hoàn cảnh nên giúp được gì cũng hay hỗ trợ. Các con mình cũng thương chị ấy như mẹ, đau ốm, công việc có nhau", bà Sang tâm sự.

Bà Phượng kể việc gặp, làm thuê chỗ sạp cá của bà Sang cũng là một ân huệ nữa của cuộc đời bà. Vì nếu khổ với chồng bao nhiêu thì bà được bù lại bởi tình thương của các con, của bà Sang, các tiểu thương và thầy cô giáo ở Trường THPT Phạm Văn Đồng bấy nhiêu.

Một nách 4 con bà phải lo liệu để các con không đói bữa, được đến trường. Cách đây ba năm, thấy mẹ con cứ chuyển trọ hết chỗ này đến chỗ khác, thầy cô giáo ở trường cho mượn một phòng ở nhà tập thể giáo viên nên cũng đỡ được chi phí thuê trọ.

"Các cháu đi học cũng được tạo điều kiện, được miễn học phí và nhiều hỗ trợ khác", bà Phượng hạnh phúc.

Bà Phượng nói thêm, chỉ cố gắng giữ sức khỏe để vẫn đi làm mỗi ngày cho các con yên tâm đi học.

"Tụi nó lập nhóm trên Zalo, cứ tối hay gọi về hỏi thăm, động viên mẹ. Đi học nhưng hay lo sức khỏe của mẹ ở nhà. Gần đây nhất bé Linh còn dọa: mẹ mà ốm là con bỏ học về luôn", bà Phượng xúc động.

Học để đền đáp tình thương yêu của "mẹ cả" - Ảnh 5.

"Đậu đại học người ta ăn mừng, sao nhà mình ai cũng rầu?"'Đậu đại học người ta ăn mừng, sao nhà mình ai cũng rầu?'

Đậu đại học và trở thành tân sinh viên hẳn là khoảnh khắc khó quên trong một đời người. Nhưng có những số phận, đó cũng là giây phút khiến họ và người thân cảm thấy hoang mang vì không biết nên đi tiếp hay dừng lại.

Xem thêm: mth.51900236110113202-ac-em-auc-uey-gnouht-hnit-pad-ned-ed-coh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học để đền đáp tình thương yêu của 'mẹ cả'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools