vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM: Sớm thông tin cho báo chí để truyền thông chính sách tốt hơn

2023-11-02 14:52
Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP Lâm Đình Thắng phát biểu đề dẫn - Ảnh: T.V.

Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP Lâm Đình Thắng phát biểu đề dẫn - Ảnh: T.V.

Sáng 2-11, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo TP.HCM đã tổ chức tọa đàm phát huy vai trò báo chí, xuất bản thực hiện các nghị quyết phát triển TP.HCM.

Thông tin phải chính xác, không tô hồng

Trao đổi tại tọa đàm, bà Phạm Phương Thảo, nguyên phó bí thư Thành ủy, nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM, nhìn nhận truyền thông không chỉ góp phần tạo tâm thế, khí thế mà còn tham gia trong quá trình cải cách, xây dựng chính sách pháp luật sao cho đầu tàu kinh tế TP tăng tốc.

Bà Thảo đề nghị: "Việc truyền thông phải bám sát thực tiễn, phản ánh đúng, không quá tô hồng các chính sách, cơ chế trong nghị quyết. Đồng thời, với cái nhìn khách quan, chân thật, báo chí sẽ truyền thông cổ vũ, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung theo kết luận 14 của Bộ Chính trị".

Nguyên phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo phát biểu - Ảnh: TIẾN LONG

Nguyên phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo phát biểu - Ảnh: TIẾN LONG

Từ việc nhìn nhận vai trò quan trọng của báo chí trong quá trình thực hiện nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách phát triển TP.HCM, nhà báo Trần Trọng Dũng, phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đề xuất TP cần chủ động cung cấp thông tin các vấn đề liên quan thực hiện nghị quyết 98 với các cơ quan báo chí.

Ông Dũng cũng gợi ý Hội Nhà báo TP.HCM có thể nghiên cứu thành lập "nhóm điều phối" gồm các phó tổng biên tập phụ trách nội dung hoặc thư ký tòa soạn của các báo đài TP phối hợp với các cơ quan chủ động xây dựng kế hoạch truyền thông chung trong từng thời gian hoặc theo các lĩnh vực.

Chọn "điểm rơi" để truyền thông chính sách

Ở góc nhìn của cơ quan báo chí, nhà báo Mai Ngọc Phước, tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, cho rằng việc cung cấp thông tin cho báo chí về việc thực hiện nghị quyết 98 chưa đầy đủ. Một số sở ngành, quận huyện phản hồi thông tin chậm.

Ông Phước đề nghị TP chỉ đạo các cơ quan tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn thông tin nhanh và sớm hơn. Cùng với đó, ông đề xuất lãnh đạo Thành ủy, UBND TP và lãnh đạo các sở, ban, ngành nên xuất hiện trên báo chí nhiều hơn để thông tin về việc thực hiện các nghị quyết nhằm tạo sự tin tưởng, cũng như tạo sức thuyết phục hơn trong truyền thông chính sách.

Nhà báo Nguyễn Viễn Sự, trưởng ban chính trị - xã hội báo Tuổi Trẻ TP.HCM, chia sẻ để thực hiện được một tuyến bài hay và có tác động về chính sách, ngoài chất lượng bài viết, sự khác biệt, nổi trội trong thông tin, việc chọn "điểm rơi" (thời điểm đăng) rất quan trọng.

Như vậy, kế hoạch tin bài phải được thực hiện trước, chuẩn bị sẵn sàng và có lộ trình. Ông Sự dẫn ví dụ khi thực hiện tuyến bài về nghị quyết 98, điểm rơi mà Tuổi Trẻ chọn chính là thời điểm Quốc hội nghe tờ trình, thảo luận tờ trình và bấm nút thông qua.

Với các điểm rơi này, Tuổi Trẻ đã chuẩn bị những bài viết có chất lượng, trọng tâm. Tuổi Trẻ chọn nội dung phỏng vấn với Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi để đăng vào ngày trình dự án tại Quốc hội.

Hay trước khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về nghị quyết số 98, Tuổi Trẻ đã đăng bài phỏng vấn độc quyền với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Đây là yếu tố rất quan trọng để truyền thông chính sách tới các đại biểu Quốc hội và dư luận đang quan tâm.

Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM Lâm Đình Thắng cho hay TP rất quyết liệt trong việc chủ động nguồn cung cấp thông tin, tuy nhiên kết quả chưa khả quan.

Theo ông Thắng, hiện tất cả sở ngành, quận huyện và UBND TP Thủ Đức đã bắt buộc cử người phát ngôn. Sắp tới sẽ công bố công khai danh sách người phát ngôn đến các cơ quan báo chí. 

"Chủ tịch Phan Văn Mãi chỉ đạo, nếu những người phát ngôn này không phát ngôn theo đúng quy định thì sẽ có hình thức xử lý khi không làm đúng nhiệm vụ", ông Thắng nói và cho hay giải pháp của TP rất quyết liệt nhưng thực tiễn thực hiện có khoảng cách.

Vẫn còn nơi né tránh thông tin cho báo chí

Phát biểu đề dẫn, giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP đề nghị các đại biểu trao đổi về vai trò của báo chí, xuất bản trong việc phối hợp đưa tin, đồng thời phản ánh, ghi nhận những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện, khắc phục.

Trao đổi thêm việc này, nhà báo Nguyễn Viễn Sự, trưởng ban chính trị - xã hội của báo Tuổi Trẻ, đánh giá rất cao việc phối hợp, cung cấp thông tin tại TP.HCM. Trong đó nhiều sở, ngành, quận huyện đã rất chủ động cung cấp thông tin, kịp thời trước các vụ việc, vấn đề quan trọng. TP cũng có họp báo định kỳ hằng tuần - là điểm nhấn về truyền thông chính sách rất khác biệt với nhiều địa phương.

Tuy nhiên, cũng còn một số nơi chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí như yêu cầu của chủ tịch UBND TP. Ông Sự lấy ví dụ báo Tuổi Trẻ có đăng thông tin về những vướng mắc tại một dự án dân sinh lớn ở TP. Nhưng khi báo đăng bài, liên lạc phỏng vấn, Trung tâm báo chí chuyển câu hỏi đến lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư về trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ TP giao gỡ vướng cho dự án như thế nào thì không nhận được phản hồi, cho đến nay.

Điều này rất khác với chỉ đạo của chủ tịch TP với các sở ngành, quận huyện về việc phải trả lời, phản hồi các vấn đề báo chí nêu, cũng như thực hiện quy chế phối hợp với Trung tâm báo chí TP khi có đề nghị.

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Người đứng đầu phải rà soát thông tin, kịp thời trả lời báo chíChủ tịch Phan Văn Mãi: Người đứng đầu phải rà soát thông tin, kịp thời trả lời báo chí

Văn phòng UBND TP.HCM vừa ra văn bản truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi về việc cử người phát ngôn và trả lời báo chí.

Xem thêm: mth.94601701120113202-noh-tot-hcas-hnihc-gnoht-neyurt-ed-ihc-oab-ohc-nit-gnoht-mos-mch-pt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM: Sớm thông tin cho báo chí để truyền thông chính sách tốt hơn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools