vĐồng tin tức tài chính 365

Nhà đầu tư nên giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm”

2023-11-03 06:15

“Nhà đầu tư nên giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm”

Minh Hằng

Minh Hằng
hangminh0807@gmail.com
Bài viết cùng tác giả »
06:06, 03/11/2023

Theo ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), đây hoàn toàn là vùng giá đủ hấp dẫn để mua cổ phiếu tốt và tích luỹ cho mục tiêu trong dài hạn. Còn đối với những nhà đầu tư ngắn hạn, lướt sóng thì vẫn cần theo dõi sát sao những thông tin có ảnh hưởng tới thị trường.

********

Thời gian vừa qua, cùng chung xu hướng với thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng trải qua nhiều “sóng gió”. Cụ thể, nhà đầu tư đã chứng kiến những phiên điều chỉnh mạnh. Theo các chuyên gia, diễn biến của thị trường chịu tác động bởi nhiều yếu tố vĩ mô trong nước và trên thế giới như: Lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia, áp lực điều hành tỷ giá… 

Bên cạnh đó, những biến động mạnh xuất phát từ việc thị trường chứng khoán phụ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư, trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn, trên 90% trên thị trường. 

Để có góc nhìn rõ hơn về bức tranh toàn cảnh thị trường chứng khoán cũng như tâm lý nhà đầu tư, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV). 

Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV). 

Mức thanh khoản thấp thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và thị trường

PVThị trường chứng khoán trải qua khoảng thời gian khá tiêu cực khi VN-Index có thời điểm rơi về vùng giá 1.050 - 1.060 điểm. Kết thúc tháng 10/2023, VN-Index mất tới 125 điểm (-10,91%) so với tháng trước, là tháng giảm điểm mạnh nhất trong 1 năm qua. Nhiều cổ phiếu bất động sản cũng giảm sâu trước biến động xấu của thị trường chung.

Thưa ông, đâu là những yếu tố tác động khiến thị trường giảm mạnh trong thời gian qua?

Ông Trần Đức Anh: Hiện nay, đang có hai luồng thông tin có tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán. 

Thứ nhất là liên quan đến mùa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III nhìn chung tiêu cực khi doanh thu đi ngang và lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ. 

Có thể nói, số liệu công bố đã mang lại tâm lý tiêu cực bởi toàn thị trường đang kỳ vọng rằng trong quý III các doanh nghiệp sẽ có kết quả hoạt động kinh doanh khởi sắc hơn sau quý I và quý II “bết bát”. 

Yếu tố thứ hai liên quan tới lãi suất liên ngân hàng đang tăng khá mạnh sau giai đoạn NHNN thực hiện việc hút ròng thông qua tín phiếu. Trong bối cảnh đó, áp lực tỷ giá đang duy trì ở mức cao đã làm dấy lên lo ngại rằng, xu hướng giảm lãi suất cho nền kinh tế trong thời gian tới sẽ gặp nhiều trắc trở. Từ đó, cũng ảnh hưởng lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư. 

Vì tỷ giá chưa hạ nhiệt nên NHNN sẽ có những chính sách thận trọng hơn trong thời gian tới và đây vẫn sẽ rào cản tâm lý đối với thị trường. 

Như vậy, tôi cho rằng đây là hai nguyên nhân chính khiến cho thị trường gặp nhiều diễn biến tiêu cực trong vài tuần trở lại đây. 

PVCó ý kiến cho rằng, thị trường thời gian qua giảm mạnh bởi nhà đầu tư mất kiên nhẫn khi thanh khoản liên tục ở mức thấp. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Ông Trần Đức Anh: Mức thanh khoản thấp thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, của thị trường. Khi thị trường lên, hiệu ứng tâm lý Fomo (Fear Of Missing Out) - luôn trong cảm giác lo sợ sẽ bỏ lỡ mọi thứ, sẽ xuất hiện và dòng tiền sẽ đổ vào lớn, thanh khoản sẽ tăng rất nhanh. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường giảm điểm hay có thông tin tiêu cực xuất hiện như tôi mới chia sẻ ở trên như: Số liệu quý III không khả quan, lãi suất liên ngân hàng, xung đột địa chính trị… đã khiến cho tâm lý thị trường trở nên thận trọng hơn, nhà đầu tư sẽ hạn chế giao dịch ở thời điểm này. Đó là tâm lý chung của thị trường, là diễn biến chúng ta thường thấy. 

Trong gian đoạn thị trường có sự điều chỉnh thì thanh khoản sẽ “mất hút” và nếu thị trường tăng vài phiên liên tiếp thì “hiệu ứng fomo” sẽ xuất hiện, thanh khoản sẽ quay trở lại. 

“Mức thanh khoản thấp đang thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và thị trường”. (Ảnh minh họa: VnEconomy)

PV: Thực ra, thời gian qua không có thông tin nào quá xấu khiến thị trường chứng khoán giảm mạnh như vậy, thậm chí, ở một số thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng, tỷ giá đã bớt căng thẳng. Tại sao lại có nghịch lý như vậy ở thị trường chứng khoán Việt Nam, thưa ông?

Ông Trần Đức AnhTheo tôi, tỷ giá chưa bớt căng thẳng như chúng ta nghĩ. Ở thời điểm hiện tại, có thể áp lực tỷ giá đã giảm nhẹ một chút nhưng nếu tính từ đầu năm 2023 tới nay thì mức tăng vẫn cao vào khoảng 4%. Tỷ giá liên ngân hàng phải xuống dưới 24 (hiện nay nằm trong khoảng 24,5 - 24,6) thì thị trường mới có thể “thở phào” và thấy nhẹ nhõm hơn. Nếu vẫn loanh quanh ở mức như hiện nay thì áp lực về tỷ giá vẫn rất cao. 

Theo quan sát của tôi về thị trường chứng khoán Mỹ thì các phiên giảm điểm hiện còn diễn ra nhiều hơn thị trường trong nước. Hiện nay, việc khối ngoại mua ròng vẫn chưa nói lên nhiều điều, trừ khi họ mua ròng trong giai đoạn kéo dài, vài tuần liên tiếp. Ở thời điểm hiện tại, khối ngoại đang có sự đan xen, mua 2 - 3 phiên liên tiếp rồi họ lại bán ròng chứ không có một “trend” cụ thể nào. 

Theo tôi, đây cũng có thể coi là một yếu tố hỗ trợ cho thị trường. Nhìn chung ở thời điểm hiện tại, chưa có thông tin xấu nào đột biến như “thiên nga đen” nhưng những thông tin tiêu cực vẫn đang dần thẩm thấu vào thị trường, đặc biệt trong bối cảnh chưa có thông tin tích cực nào xuất hiện. 

Thị trường khó có thể giảm thêm và sẽ hồi phục nhẹ”

PVXu hướng từ nay tới cuối năm, thị trường sẽ rất khó phục hồi mạnh mà VN-Index sẽ tích lũy đi ngang?

Ông Trần Đức AnhThực tế, diễn biến thị trường tiếp tục giảm sâu sẽ xảy ra nếu có những thông tin thực sự xấu. Nhưng rất may là vừa rồi, FED đã quyết định không tăng lãi suất sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 5,25 - 5,5% - cao nhất 22 năm.

Việc FED giữ nguyên lãi suất đã được thị trường dự đoán từ trước. Tuy nhiên, điểm tích cực nhất là việc ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra thông điệp nhiều khả năng FED đã gần đến điểm kết thúc của chu kỳ tăng lãi suất này. Và thị trường đã đón nhận thông điệp này một cách rất tích cực. Tại các kỳ họp trước đây, ông Jerome Powell luôn nhấn mạnh rằng lãi suất có thể sẽ tăng thêm để ứng phó với tình trạng lạm phát đang ở mức cao. 

Tuy nhiên, việc FED đã quyết định không tăng lãi suất đã giúp cho thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong ngày 2/11 và giúp cởi bỏ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong nước. 

Có thể thấy, sau một giai đoạn điều chỉnh sâu và trong bối cảnh có nhiều thông tin tiêu cực xuất hiện, phần lớn nhà đầu tư lựa chọn đứng ngoài quan sát để tránh rủi ro. Tuy nhiên, trong 1 - 2 phiên trở lại đây thị trường chứng khoán thế giới cũng như thị trường chứng khoán trong nước đã có những phản ứng khá tích cực. 

Cùng với đó là một số thông tin thuận lợi như lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm, FED giữ nguyên lãi suất… đã khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước thoải mái hơn, qua đó đã giúp cho hoạt động giao dịch trở nên sôi động sau thời gian trầm lắng, qua đó thanh khoản cũng đã được cải thiện hơn. 

Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố bất lợi khó đoán định như căng thẳng địa chính trị, có một sự đổ vỡ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, ngân hàng… Nhưng tôi cho rằng, những sự kiện xấu như vậy sẽ không xảy ra. 

Cá nhân tôi thiên về kịch bản thị trường khó có thể giảm thêm và từ nay đến cuối năm sẽ hồi phục nhẹ. Đặc biệt, động lực phục hồi sẽ đến từ mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm nhẹ mặc dù xu hướng giảm sẽ không còn mạnh mẽ như 10 tháng đầu năm. Dù lãi suất huy động đã chạm đáy, thậm chí còn thấp hơn cả giai đoạn Covid-19 nhưng lãi suất cho vay vẫn sẽ có dư địa để giảm nhẹ.

Cùng với đó, Chính phủ và NHNN đã vào cuộc mạnh mẽ khi ban hành hàng loạt những chính sách hỗ trợ kịp thời, và những chính sách đó đang dần thẩm thấu, đi sâu vào nền kinh tế cũng như hoạt động doanh nghiệp. Điển hình là giảm thuế VAT, sửa Thông tư 06, những chỉ đạo về hỗ trợ dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản…

PV: Hiện giá vàng cũng đang bước vào chu kỳ tăng mạnh. Điều này có ảnh hưởng ra sao đến thị trường chứng khoán, thưa ông?

Ông Trần Đức Anh: Cần hiểu rõ hơn rằng, giá vàng và thị trường chứng khoán không có mối liên hệ quá rõ ràng. Yếu tố vàng hoá, đô la hoá ở thời điểm 10 năm trước diễn ra rất trầm trọng, nhưng ở thời điểm hiện tại thì không quá lo ngại. Nguyên nhân là thói quen tích trữ vàng đã không còn nhiều và vàng cũng không phải là kênh đầu tư có tính cạnh tranh trực tiếp đối với chứng khoán. 

Tuy nhiên, vẫn có rủi ro trong trường hợp khi giá vàng thế giới tăng mạnh, vàng trong nước chỉ đi ngang hoặc tăng nhẹ. Khi đó, sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ khiến cho nhu cầu nhập lậu vàng xuất hiện, dẫn đến việc đô la bị “chảy” ra ngoài và gây áp lực lên tỷ giá.

Cổ phiếu chứng khoán sẽ là nhóm có tính “dẫn sóng” thị trường

PVTrong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động đã giảm rất sâu và bằng mức đáy của thời điểm Covid-19 và các kênh đầu tư khác như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn, giá vàng tăng cao thì kênh đầu tư chứng khoán vẫn sẽ là lựa chọn ưu tiên của dòng tiền hiện nay?

Ông Trần Đức Anh: Thời gian qua, sau những nhịp điều chỉnh thì nhà đầu tư có thể lựa chọn kênh đầu tư chứng khoán để đầu tư trong trung hạn. Vì nếu đầu tư trong ngắn hạn thì sẽ còn rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động mà chúng ta không thể tự kiểm soát được. 

Thời gian tới, thị trường hoàn toàn có thể có nhịp điều chỉnh mới trên cơ sở lãi suất thấp. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ không gặp quá nhiều rủi ro nếu lựa chọn đầu tư chứng khoán trong trung hạn. 

Đối với kênh đầu tư bất động sản, sau “cơn bão lớn” cuối năm 2022 sẽ cần khoảng thời gian từ 1 - 2 năm để niềm tin của nhà đầu tư cũng như thị trường quay trở lại. Trong bối cảnh hiện nay, khó có thể kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ trở lại “thời kỳ hoàng kim” một cách nhanh chóng. Vì vậy, tôi cho rằng, có thể đến cuối năm 2024, đầu năm 2025, thị trường bất động sản sẽ hồi phục mạnh mẽ trở lại. 

Có thể đến cuối năm 2024, đầu năm 2025, thị trường bất động sản sẽ hồi phục mạnh mẽ trở lại. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)

PVBức tranh kết quả kinh doanh ngành chứng khoán và một số ngành khác trong quý III/2023 xuất hiện những gam màu sáng. "Cổ chứng" là một trong những nhóm cổ phiếu dẫn đầu đà tăng của thị trường trong thời gian qua, có thời điểm ghi nhận mức tăng 109%. Nhóm cổ phiếu chứng khoán có độ “nhạy” cao với thanh khoản của thị trường dự kiến sẽ diễn biến ra sao?

Ông Trần Đức Anh: Tôi cho rằng, trong thời gian tới, cổ phiếu chứng khoán sẽ có những chuyển biến tích cực và là nhóm có tính “dẫn sóng” trong nhịp hồi phục của thị trường. Hiện nay, có 3 động lực để hỗ trợ và thúc đẩy nhóm ngành này, cụ thể: 

Thứ nhất là mặt bằng lãi suất thấp sẽ tác động giúp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chứng khoán khởi sắc. 

Với môi trường lãi suất thấp, xu hướng hồi phục xuất hiện thì thanh khoản sẽ tăng trở lại. Có thể nói, nền tảng lãi suất thấp được duy trì sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho nhóm cổ phiếu chứng khoán. Tuy nhiên, đang có một số lo ngại rằng lãi suất sẽ tăng trở lại nhưng tôi cho rằng, từ nay đến cuối năm câu chuyện đó sẽ chưa xảy ra.

Yếu tố thứ hai có liên quan tới hệ thống giao dịch KRX (hệ thống công nghệ thông tin quản lý và điều hành giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam). Trên thị trường hiện nay, các thành viên đang rất tự tin rằng tới cuối tháng 12, hệ thống KRX sẽ được triển khai. Và việc đưa vào vận hành hệ thống KRX được kỳ vọng sẽ giúp đa dạng kênh đầu tư, tăng thanh khoản, phân tán rủi ro... tạo tiền đề để thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng.

Cá nhân tôi chưa thể khẳng định chắc chắn 100% hệ thống này sẽ được triển khai vào tháng 12 nhưng với sự tự tin cao, cùng khoảng thời gian trì hoãn khá dài thì tôi nghĩ chúng ta có thể làm được

Thứ ba liên quan tới nâng hạng thị trường. Theo tôi, đến năm 2025 chúng ta có thể sẽ nằm trong danh sách nâng hạng. Nếu câu chuyện về Hệ thống giao dịch KRX và Đối tác bù trừ trung tâm (CCP) được triển khai thì triển vọng nâng hạng sẽ rõ ràng hơn. Thường thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phản ứng tích cực trước 1 - 2 năm, do đó, ngay cả khi tới năm 2025 chúng ta mới được vào danh sách nâng hạng thì thời điểm cuối năm nay và đầu năm 2024 sẽ là thời điểm thị trường có phản ứng tích cực.  

PVÔng có dự báo ra sao về nhóm cổ phiếu bất động sản khi thị trường này đang đón nhận những thông tin tích cực và được kỳ vọng sẽ bước vào chu kỳ phục hồi từ giữa năm 2024?

Ông Trần Đức AnhHiện nay, nhóm cổ phiếu bất động sản phụ thuộc nhiều vào chính sách liên quan tới thị trường bất động sản. Có thể thấy, thời gian qua, hàng loạt các chính sách mới được Chính phủ ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản đang còn nhiều vướng mắc, cùng với đó là hoạt động điều hướng dòng vốn tín dụng hỗ trợ cho thị trường này. 

Song song, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng phụ thuộc nhiều vào môi trường lãi suất. Và với xu hướng lãi suất đang giảm cũng sẽ giúp cho thị trường bất động sản được hồi phục nhanh chóng. 

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, đây là sự hồi phục từ mức thấp, mức trầm lắng từ cuối năm 2022 tới mức khá hơn. Trên thực tế, muốn thị trường bất động sản thực sự sôi động trở lại như giai đoạn 2020 - 2021 sẽ cần rất nhiều thời gian để nhà đầu tư có thể lấy lại niềm tin, cùng với đó là sự hồi phục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. 

Do vậy, trong thời gian tới, hy vọng rằng thị trường bất động sản sẽ sớm “ấm” trở lại và khi đó, cổ phiếu bất động sản cũng sẽ có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Bài viết cùng tác giả Minh Hằng »

Xem thêm: lmth.36432000042210202-mos-yad-tab-al-noh-uht-gnohp-yud-ut-uig-nen-ut-uad-ahn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhà đầu tư nên giữ tư duy phòng thủ hơn là giải ngân bắt đáy sớm””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools