vĐồng tin tức tài chính 365

Khát vọng của chàng trai hai lần mồ côi

2023-11-03 14:52
Tấn Thư ngoài việc đi học mỗi khi về nhà lại hái bắp phụ dì mang ra chợ bán - Ảnh: MINH CHIẾN

Tấn Thư ngoài việc đi học mỗi khi về nhà lại hái bắp phụ dì mang ra chợ bán - Ảnh: MINH CHIẾN

Trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa cánh đồng ở thôn Thạnh Phú Tây (xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) của Mai Tấn Thư (tân sinh viên ngành kinh doanh thương mại Trường cao đẳng Công Thương miền Trung), mọi vật dụng được sắp xếp, bố trí gọn gàng.

Trên tường, rất nhiều giấy khen về thành tích học tập khá, giỏi của Thư được treo trang trọng. Thư chia sẻ: "Từ lúc em còn nhỏ, mẹ luôn dạy về sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Mình có thể nghèo nhưng không thể sống xuề xòa".

Hai lần mồ côi

Trên tường ngôi nhà đó cũng treo nhiều bức ảnh chụp Thư và mẹ. Nhìn những bức ảnh đó, đôi mắt Thư phảng phất nỗi buồn.

Thư kể, năm 2019, lúc bạn chuẩn bị vào lớp 9 thì mẹ mất vì bệnh hiểm nghèo. Biết mắc bệnh từ lâu, nhưng nhà nghèo nên mẹ Thư lần lữa không dám đi khám.

Đến khi những cơn đau kinh khủng hành hạ, bà mới đến bác sĩ và được thông tin là đã ung thư giai đoạn cuối, không còn đường cứu chữa.

Dù mồ côi, gia cảnh nghèo khó nhưng Thư chưa bao giờ tự ti về bản thân - Ảnh: MINH CHIẾN

Dù mồ côi, gia cảnh nghèo khó nhưng Thư chưa bao giờ tự ti về bản thân - Ảnh: MINH CHIẾN

"Khi đó, nhìn những cơn đau hành hạ mẹ, em chỉ biết khóc vì còn quá nhỏ, đâu biết phải làm gì", Thư buồn bã nhớ lại.

Mẹ mất, Thư thành trẻ mồ côi. Cả bầu trời như sụp đổ với Thư.

"Mẹ biết không qua khỏi nên trước khi qua đời cứ căn dặn em phải ráng học, đừng lo nghĩ gì, có vậy mẹ mới yên lòng. Mấy ngày sau mẹ mê man dần, hôm cuối em nằm ngủ cạnh mẹ, vậy mà khi thức dậy, mẹ đã đi rồi…", Thư xúc động.

Đang loay hoay chăm sóc vườn bắp sau nhà, thấy chúng tôi đến nhà, bà Mai Thị Nương (chị ruột mẹ Thư, nay đã gần 70 tuổi) quày quả trở vào. Kể từ ngày em gái mất, thương đứa cháu nhỏ, bà Nương rời nhà cách đó hơn 10 cây số, dọn hẳn về ở đây để thay em chăm sóc, dạy dỗ Thư.

Qua câu chuyện của bà Nương, chúng tôi mới biết người mẹ Thư yêu quý đã qua đời là mẹ nuôi, còn bà cũng chỉ là dì nuôi.

Theo lời bà Nương, khi mới ra đời, Thư đã bị người sinh thành vứt bỏ. Bà Nương mang về cho đứa em gái ruột không chồng nhận làm con, nuôi nấng. 

"Lúc sắp mất, mẹ Thư trăng trối nhờ tôi chăm sóc giùm cháu. Tôi cũng không có con, nên thương cháu Thư như con của mình" - bà Nương tâm sự.

Dư sức đỗ đại học, nhưng chọn cao đẳng

Dù nghèo khó, thiếu thốn đủ đường, nhưng Thư được mẹ và dì động viên tập trung học tập để đổi đời mai sau. Bà con chòm xóm thấy cảnh mẹ ốm, con côi cũng thường xuyên giúp đỡ. "Thầy cô và các bạn cũng như cô bác hàng xóm hỗ trợ rất nhiều. Thầy cô dạy thêm không thu tiền, bạn học có xe máy tới chở giùm đi học, có bạn cho sách cũ để học" - Thư kể.

Nhớ lời mẹ và dì dặn dò, không phụ ơn những người luôn giúp đỡ và kỳ vọng ở mình, Thư nỗ lực học tập. Nhiều năm liền, bạn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm 2022, Thư còn nhận danh hiệu "Học sinh tiêu biểu huyện Tây Hòa".

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, Thư đạt 24 điểm, còn điểm xét học bạ là 27,3 điểm. Với những điểm số này, Thư dư sức vào một số trường đại học. Tuy nhiên, Thư chọn ngành kinh doanh thương mại của Trường cao đẳng Công Thương miền Trung.

"Mình chọn trường này vì là trường ở Phú Yên, chi phí ít hơn so với các trường đại học ở tỉnh xa hay thành phố lớn. Học cao đẳng thì thời gian đào tạo ngắn hơn đại học, mình muốn học nhanh, sớm ra trường kiếm việc làm để lo cho dì. Khi có điều kiện thì học liên thông lên đại học sau cũng không muộn" - Thư bộc bạch.

Nói là học cao đẳng gần nhà cho đỡ tốn kém, nhưng các khoản chi phí hiện tại không hề "dễ thở" đối với Thư và người dì lớn tuổi.

Bà Nương dù tuổi cao vẫn cố gắng lo cho cháu nhằm thực hiện lời hứa với người em gái qua đời vì bạo bệnh - Ảnh: MINH CHIẾN

Bà Nương dù tuổi cao vẫn cố gắng lo cho cháu nhằm thực hiện lời hứa với người em gái qua đời vì bạo bệnh - Ảnh: MINH CHIẾN

"Tôi già quá rồi không đủ sức để kiếm tiền nuôi cháu, tiền ăn hàng tháng của nó lấy từ tiền người có công cách mạng hàng tháng của tôi. Mình ở nhà ăn sắn, ăn rau sống qua bữa cũng được, chỉ lo cho Thư sức khỏe ốm yếu phải vừa học, vừa đi làm".

Nói đoạn bà Nương vội vén áo lau nước mắt. Ngày Thư nhập học, bà phải vay mượn để Thư kịp đóng học phí theo quy định.

Hiện mỗi tháng Thư được Nhà nước hỗ trợ 540.000 đồng cho trẻ mồ côi, cộng một khoản người dì chu cấp, nhiêu đó không đủ cho chi phí ăn ở, sinh hoạt tại TP Tuy Hòa.

Bởi vậy, vừa nhập học Trường cao đẳng Công Thương miền Trung, Thư phải đi làm thêm theo ca để kiếm thu nhập, giảm gánh nặng cho người dì già yếu.

"Nếu không có mẹ và dì nhận nuôi chắc chắn sẽ không có mình ngày hôm nay. Bởi vậy, mình luôn tự nhủ, tự căn dặn là phải nỗ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn, trắc trở để học thật tốt như lời mẹ nhắn nhủ lúc sinh thời" - Thư tâm sự.

Sẵn sàng đi chậm, nhưng bước thật chắc

Nói về cậu học trò cũ, thầy Trần Minh Hiền - (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 12 của Thư) - cho hay: "Dù hoàn cảnh thua thiệt các bạn rất nhiều nhưng Thư rất lạc quan, biết phấn đấu trong học tập. Em từng nói với tôi rằng sẵn sàng đi chậm nhưng bước thật chắc.

Tôi nghĩ sinh viên năm nhất vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và chặng đường học tập của em vẫn còn dài phía trước, nên rất cần sự động viên hỗ trợ từ nhiều người".

Khát vọng của đứa trẻ 'hai lần mồ côi' - Ảnh 5.

Học để đền đáp tình thương yêu của "mẹ cả"Học để đền đáp tình thương yêu của 'mẹ cả'

'Mới hơn 1 tuổi được bố đưa về, 10 tuổi bố lại bỏ đi là chừng ấy năm "mẹ cả" nuôi mình khôn lớn, cho ăn học để hy vọng sẽ nên người, thoát khỏi cảnh nghèo'.

Xem thêm: mth.69840559013013202-ioc-om-nal-iah-iart-gnahc-auc-gnov-tahk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Khát vọng của chàng trai hai lần mồ côi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools