Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi đồng tác giả James Hansen - nhà khoa học Mỹ và là người đầu tiên công khai gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng khí hậu vào những năm 1980.
Trong bài báo xuất bản hôm 3/11 trên tạp chí Oxford Open Climate Change, ông Hansen và hàng chục nhà khoa học khác đã sử dụng kết hợp dữ liệu từ lõi băng vùng cực, mô hình khí hậu, dữ liệu quan sát và đưa ra kết luận rằng Trái đất nhạy cảm hơn nhiều trước biến đổi khí hậu so với những gì được hiểu trước đây.
"Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của tình trạng khẩn cấp về khí hậu đồng thời cảnh báo một đợt nắng nóng mới sẽ nhanh chóng đẩy nhiệt độ toàn cầu vượt quá những gì đã được dự đoán, dẫn đến tình trạng nhiệt độ toàn cầu vượt mức thời tiền công nghiệp hơn 1.5 độ C vào những năm 2020 và trên 2 độ C trước năm 2050", báo cáo ghi nhận.
Những phát hiện này bổ sung vào một loạt nghiên cứu gần đây kết luận thế giới đang tăng hơn 1,5 độ. Tác động của biến đổi khí hậu – bao gồm nhiệt độ cực cao, hạn hán và lũ lụt – sẽ trở nên khó khăn hơn đáng kể để con người thích nghi.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học khác lại nghi ngờ kết luận của bài báo rằng biến đổi khí hậu đang gia tăng nhanh hơn dự đoán theo các mô hình.
Ông Hansen, Giám đốc Viện Trái đất tại Đại học Columbia, là một nhà khoa học khí hậu nổi tiếng từng thu hút sự chú ý toàn cầu đến vấn đề biến đổi khí hậu. Trước đây, ông Hansen đã cảnh báo rằng Trái đất đang xảy ra hiện tượng mất cân bằng năng lượng.
Nghiên cứu của ông Hansen cũng cho thấy lượng nhiệt dư thừa tương đương với 400.000 quả bom nguyên tử ở Hiroshima mỗi ngày, với hầu hết năng lượng được đại dương hấp thụ.
Trong bài báo gần đây, ông Hansen và các đồng tác giả cho biết sự mất cân bằng năng lượng hiện đã gia tăng, một phần do những nỗ lực thành công trong việc giải quyết ô nhiễm không khí dạng hạt, đặc biệt là ở Trung Quốc và thông qua các hạn chế toàn cầu về ô nhiễm vận chuyển. Bởi vì loại ô nhiễm này dù gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng cũng có tác dụng làm mát vì các hạt phản chiếu ánh sáng mặt trời ra khỏi Trái đất.
Theo bài báo, sự mất cân bằng có thể sẽ khiến trái đất nóng lên nhanh chóng, mang lại những hậu quả tai hại, bao gồm mực nước biển dâng nhanh và khả năng các dòng hải lưu quan trọng sẽ ngừng hoạt động trong thế kỷ này.
Ông Hansen bày tỏ đặc biệt lo ngại về sự tan chảy của dải băng ở Nam Cực và đặc biệt là sông băng Thwaites, hoạt động như một nút chai, giữ băng trên đất liền và cung cấp biện pháp phòng thủ quan trọng chống lại mực nước biển dâng thảm khốc.
"Hành động phi thường"
Tuy nhiên theo bài báo, sự nóng lên không nhất thiết phải bị hạn chế, vốn kêu gọi "những hành động phi thường".
Các biện pháp được khuyến nghị bao gồm đánh thuế ô nhiễm carbon, tăng cường năng lượng hạt nhân để "bổ sung năng lượng tái tạo" và hành động mạnh mẽ từ các nước phát triển để giúp những nước này chuyển sang năng lượng carbon thấp.
Báo cáo cho thấy mặc dù ưu tiên cao nhất là giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm gây ra hiện tượng ấm hành tinh, nhưng chỉ điều này thôi là chưa đủ.
"Nếu chúng ta muốn giữ mực nước biển ở gần mức hiện tại thì thực sự phải làm mát hành tinh này", ông Hansen cho biết.
Báo cáo nhắc đến công nghệ địa nhiệt năng lượng mặt trời (solar geoengineering). Công nghệ này sẽ giúp giảm nhiệt độ toàn cầu phần nào thông qua những tác động vào các thuộc tính của trái đất, trong đó có cả khí hậu.
Các nhà khoa học cho rằng, nếu con người không có sự thay đổi về nhận thức trong nỗ lực giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thì có thể hành tinh xanh của chúng ta sẽ không còn xanh nữa, thậm chí một ngày nào đó có nguy cơ tận diệt. Do vậy, công nghệ địa nhiệt năng lượng mặt trời có thể giúp làm mát trái đất, tránh rủi ro cho môi trường cũng như tiết kiệm kinh phí bảo vệ môi trường.
Các nhà phê bình cũng cảnh báo về hậu quả không lường trước được, bao gồm tác động đến lượng mưa và gió mùa cũng như "cú sốc chấm dứt" nếu công nghệ địa nhiệt năng lượng mặt trời đột ngột bị dừng lại và sự nóng lên bị dồn nén được giải phóng.
Những phát hiện của bài báo rất đáng báo động và xảy ra khi thế giới đang trải qua sức nóng chưa từng thấy. Năm nay chắc chắn sẽ là năm nóng kỷ lục, cụ thể từ tháng 6 trở đi đều phá vỡ kỷ lục về tháng nóng nhất như vậy.
Nhưng trong khi khoa học đã chứng minh rõ ràng tốc độ nóng lên toàn cầu đang gia tăng thì một số ý kiến cho rằng mức độ tăng tốc còn vượt xa hơn những gì đã dự đoán.
Ông Michael Mann, nhà khoa học khí hậu hàng đầu tại Đại học Pennsylvania cho biết những phát hiện này "rất khác thường". Trong khi bề mặt Trái đất và các đại dương đang nóng lên nhưng tốc độ này vẫn có khả năng tăng lên.
"Như tôi muốn nói, sự thật đã đủ tồi tệ rồi. Không có bằng chứng nào cho thấy các mô hình dự đoán giảm đi mức độ nóng lên toàn cầu do con người gây ra", ông Mann nhấn mạnh.
Ông Mann cũng nghi ngờ về vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây ra xu hướng nóng lên và cảnh báo công nghệ địa nhiệt năng lượng mặt trời là "chưa từng có" và "có khả năng rất nguy hiểm".
"Vào thời điểm hiện tại, mục tiêu không tăng quá 1,5 độ C có đạt được hay không là vấn đề chính sách chứ không phải vấn đề vật lý khí hậu. Đây không phải là điều ngoại lệ, đây là vật lý chính xác và là thế giới thực. Đôi khi cộng đồng phải mất một thời gian để nắm bắt", ông Hasen nói thêm.
Xem thêm: nhc.692834290401132881-naod-ud-noh-hnahn-nel-gnon-gnad-tad-iart/nv.fefac