vĐồng tin tức tài chính 365

Đại học Quốc gia Hà Nội còn rất yếu về chỉ số nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ

2023-11-05 03:57
Đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội nhận biểu trưng cam kểt đầu tư của doanh nghiệp - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội nhận biểu trưng cam kết đầu tư của doanh nghiệp - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Đây là năm thứ hai hội nghị xúc tiến đầu tư của Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức, nhằm giới thiệu, thu hút các nguồn lực và kêu gọi đầu tư cho các hoạt động xây dựng, giảng dạy và nghiên cứu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mô hình đô thị đại học “5 trong 1”.

Chỉ số xếp hạng hài lòng của doanh nghiệp tăng

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - nhấn mạnh nhiệm vụ và sứ mệnh của đơn vị là đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

Trong công tác đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng bồi dưỡng nhân tài, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội.

Ông Quân cho biết sau Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022, nỗ lực của đơn vị này cùng các đối tác đã bước đầu khơi thông nhu cầu hợp tác, giải quyết bài toán phát triển nhân lực trong chuyển giao khoa học công nghệ cho cả hai bên.

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ không chỉ là nơi cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, mà còn là đơn vị kết nối các doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa các địa phương với các doanh nghiệp.

Ông Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - phát biểu tại hội nghị - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ông Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - phát biểu tại hội nghị - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Trong năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ra mắt kênh Hợp tác và kết nối doanh nghiệp - VIC nhằm xây dựng nền tảng kết nối với cộng đồng doanh nghiệp, thành lập ban xúc tiến đầu tư nhằm đẩy mạnh việc thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách.

Ngoài ra, ra mắt câu lạc bộ cựu sinh viên doanh nhân nhằm tập hợp các thế hệ cựu sinh viên doanh nhân tâm huyết, sẵn sàng đồng hành, chung tay cùng đơn vị này hiện thực hóa khát vọng đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

"Hiện tại, chỉ số xếp hạng hài lòng của doanh nghiệp đối với Đại học Quốc gia Hà Nội đã được tăng cao, đây là chỉ số quan trọng để xếp hạng chất lượng giáo dục đại học.

Tuy nhiên để đạt mục tiêu lọt vào top 500 đại học hàng đầu thế giới, chúng tôi còn một chỉ số rất yếu, đó là chỉ số về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.

Với sự hợp tác, cùng đà tăng trưởng khoảng 30% các nguồn thu đến từ chuyển giao khoa học công nghệ, chúng tôi cho rằng chỉ trong 10 năm tới Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ thành điểm sáng về các nguồn lực", ông Quân nói.

Cơ hội cuối cùng trước khi dân số trẻ "hóa" già

GS.TS Chử Đức Trình - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết khoảng 20 năm trước Việt Nam phải đối mặt với câu hỏi "làm thế nào để phát triển được ngành công nghiệp điện tử Việt Nam" thì hiện tại Việt Nam lại đặt ra một câu hỏi lớn "làm sao để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và vi mạch".

"Việt Nam vẫn chưa có những công ty điện tử đủ lớn tầm quốc tế. Đến ngày hôm nay, chúng ta còn bàn nhiều đến việc làm sao tham gia được vào chuỗi các công ty vệ tinh cho các doanh nghiệp Samsung, LG… Như vậy chúng ta không chớp được cơ hội phát triển ngành công nghiệp điện tử trong 20 năm qua", ông Trình nói.

GS.TS Chử Đức Trình - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - phát biểu kêu gọi đầu tư vào Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

GS.TS Chử Đức Trình - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - phát biểu kêu gọi đầu tư vào Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ông Trình nhận định Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển lĩnh vực bán dẫn, đó là vị trí địa lý thuận lợi, có liên kết thương mại với nhiều nước trên thế giới, sự ổn định về chính trị. Thứ hai, Việt Nam có nền tảng công nghiệp điện tử khá tốt. Các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự bứt phá nhưng FDI rất tốt.

Thứ ba, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao, tận tâm, chăm chỉ sáng tạo. Có hơn 70 trường đại học công nghệ liên quan đến STEM. 

Đặc biệt, Việt Nam có sự đồng hành, ủng hộ của nhiều quốc gia, doanh nghiệp lớn trên thế giới thể hiện qua các chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ, tổng thống Hàn Quốc, Singapore, và mới nhất là thủ tướng Hà Lan.

"Việt Nam còn một chặng đường rất dài để làm chủ ngành công nghiệp nói chung, đặc biệt là công nghiệp điện tử, bán dẫn. Đây có lẽ là cơ hội cuối cùng để Việt Nam vươn lên vị trí quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới trước khi dân số Việt Nam đạt ngưỡng dân số già", ông Trình nhận định.

Doanh nghiệp vi mạch bán dẫn Hà Lan đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCMDoanh nghiệp vi mạch bán dẫn Hà Lan đầu tư vào Khu công nghệ cao TP.HCM

Công ty BE Semiconductor Industries N.V của Hà Lan đã được ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM trao giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 2-11, dự kiến doanh nghiệp này sẽ lắp đặt thiết bị vào năm 2024 và vận hành vào 2025.

Xem thêm: mth.27080530240113202-ehgn-gnoc-coh-aohk-oaig-neyuhc-uuc-neihgn-os-ihc-ev-uey-tar-noc-ion-ah-aig-couq-coh-iad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đại học Quốc gia Hà Nội còn rất yếu về chỉ số nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools