vĐồng tin tức tài chính 365

Đại học cũng cần cơ chế đặc thù?

2023-11-05 17:18
Hội thảo "Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học" chiều 5-11 tại Hà Nội

Hội thảo "Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học" chiều 5-11 tại Hà Nội

Chiều 5-11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo giáo dục với chủ đề "Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học".

Nguyên nhân căn cốt "bóp nghẹt" giáo dục đại học

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Minh Sơn - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - nhấn mạnh mục đích quan trọng của hội thảo là thống nhất bản chất, nguyên nhân mang tính căn cốt cùng những hạn chế, yếu kém về chất lượng giáo dục đại học. Từ đó, thống nhất đề xuất, kiến nghị những thay đổi cần thiết về thể chế, chính sách cho giáo dục đại học giai đoạn tiếp theo.

Ông Hoàng Minh Sơn - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - phát biểu tại hội nghị

Ông Hoàng Minh Sơn - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - phát biểu tại hội nghị

Theo ông Sơn, giáo dục đại học là một dịch vụ công đặc biệt với sứ mạng truyền bá tri thức, phát triển con người, phát triển tri thức và đổi mới sáng tạo. Dịch vụ của giáo dục đại học bao gồm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức. Người học, gia đình, Nhà nước và doanh nghiệp vừa là khách hàng vừa là nhà đầu tư.

Ông Sơn nhận định nguyên nhân căn cốt dẫn tới hạn chế chất lượng giáo dục đại học do cơ chế đánh giá, giám sát chất lượng chưa hiệu quả, thực chất. Hành lang pháp lý về tự chủ đại học chưa đồng bộ, năng lực quản trị của một số cơ sở giáo dục đại học còn yếu, hệ thống cơ sở giáo dục đại học còn phân mảnh, chưa tối ưu hóa.

Đặc biệt, nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn rất thấp. Phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học chưa hiệu quả.

Theo ông Sơn, để đưa tự chủ đại học đi vào chiều sâu và thực chất cần tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế chính sách như: tự chủ về tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ, về thu, chi tài chính.

Ngoài ra, cơ sở giáo dục còn phải được gỡ điểm nghẽn về tự chủ quản lý, sử dụng tài sản, tự chủ đầu tư mua sắm, các hoạt động chuyên môn, quyền bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học.

Ông Sơn đề xuất việc phân bổ ngân sách nhà nước cần có sự phân tách riêng và minh bạch hóa phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học. Việc phân bổ dựa trên cơ chế cạnh tranh, cam kết sứ mạng, mục tiêu và cụ thể hóa thành KPIs.

Đồng thời, đổi mới cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ theo gói, dựa trên kết quả đầu ra thay vì đầu vào. Gắn với phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ, bảo đảm tỉ trọng chi các cơ sở giáo dục đại học tương xứng với năng lực và kết quả hoạt động.

Chưa có cơ chế đặc thù cho giáo dục đại học

GS Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - nêu rõ tự chủ đại học là một bước chuyển rất mới. Tuy nhiên, theo ông, cần đánh giá, điều chỉnh bởi nếu không sẽ rơi vào tình trạng như Đại học Quốc gia Hà Nội - được coi là nơi có cơ chế tốt nhất nhưng làm lại vướng rất nhiều và chủ yếu là vướng về luật. Điều này có thể gây ra độ trễ từ 3 - 5 năm để làm lại rất nhiều thứ.

Ông Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - phát biểu tại hội nghị

Ông Lê Quân - giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - phát biểu tại hội nghị

Ông Quân cũng chỉ rõ thời gian qua, Quốc hội dành rất nhiều thời gian, ra rất nhiều nghị quyết cho cơ chế đặc thù khác nhau. Nhưng lại chưa có cơ chế đặc thù nào cho giáo dục đại học. Do vậy, qua hội nghị này, ông mong tổng kết một số vấn đề, từ đó phải có cơ chế điều chỉnh nhanh chính sách.

Bên cạnh đó, trong tự chủ đại học, ông Quân nhấn mạnh bài toán rất lớn đặt ra là vai trò của hiệu trưởng. Theo đó, với đại học hiện nay không phải theo kiểu quản lý giáo dục hành chính mà đòi hỏi sự năng động rất cao. Tuy nhiên, ông thừa nhận ở chính Đại học Quốc gia Hà Nội để tìm được một hiệu trưởng giỏi rất khó.

“Trong vài năm qua, chúng tôi có một số cán bộ xin thôi làm hiệu trưởng để chuyển sang vị trí khác. Tất nhiên phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận và động viên người tiếp theo. Nhưng đây là công việc mà áp lực rất nhiều về quản trị và có rất nhiều sức ép khác nhau trong bài toán chúng ta đang làm”, ông Quân nêu thêm.

Mô hình nào cho đại học Việt Nam? - Tự chủ đại học: cần căn cơ và trách nhiệmMô hình nào cho đại học Việt Nam? - Tự chủ đại học: cần căn cơ và trách nhiệm

GS.TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) gửi tới Tuổi Trẻ bài viết về những suy nghĩ con đường phát triển của giáo dục đại học Việt Nam.

Xem thêm: mth.40713835150113202-uht-cad-ehc-oc-nac-gnuc-coh-iad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đại học cũng cần cơ chế đặc thù?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools