vĐồng tin tức tài chính 365

Phát hiện vi rút 'ma cà rồng' săn các loại vi rút khác để tự nhân lên

2023-11-06 13:39
Hình ảnh thể thực khuẩn vệ tinh Streptomyces MiniFlayer (màu tím)  bám vào cổ của vi rút trợ giúp, thể thực khuẩn Streptomyces MindFlayer (màu xám) - Ảnh:  CC BY-SA

Hình ảnh thể thực khuẩn vệ tinh Streptomyces MiniFlayer (màu tím) bám vào cổ của vi rút trợ giúp, thể thực khuẩn Streptomyces MindFlayer (màu xám) - Ảnh: CC BY-SA

Vi rút "ma cà rồng" 

Khi vi rút xâm nhập vào tế bào, nó có thể ở trạng thái không hoạt động hoặc bắt đầu nhân lên ngay lập tức.

Khi sao chép, về cơ bản vi rút chỉ huy nhà máy phân tử của tế bào tạo ra nhiều bản sao, sau đó nó thoát ra khỏi tế bào để giải phóng các bản sao mới.

Nhưng đôi khi chúng phát hiện trong tế bào đã có một loại vi rút không hoạt động khác. Thế là xảy ra cuộc chiến giành quyền kiểm soát tế bào giữa hai bên.

Thật bất ngờ, gần đây các nhà sinh học tại Đại học Maryland (Mỹ) phát hiện một loại vi rút "ma cà rồng" chuyên bám vào cổ của một vi rút khác để nhân lên, theo tờ The Conversation

Họ đã phân lập được một thể thực khuẩn vệ tinh có tên MiniFlayer từ vi khuẩn đất Streptomyces scabiei.

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy MiniFlayer không chịu nằm im. Thay vào đó, nó phát triển một phần phụ ngắn cho phép nó bám vào cổ của vi rút khác giống như "ma cà rồng".

Các nhà khoa học cho biết việc hiểu được tính chất phức tạp và đôi khi là tính chất săn mồi của MiniFlayer có khả năng mở ra những con đường mới cho liệu pháp chống vi rút.

Cuộc chiến giữa các vi rút

Trong nhiều thập kỷ, các nhà sinh học đã biết đến sự tồn tại của các loại vi rút chuyên săn các loại vi rút khác, được gọi là vi rút "vệ tinh".

Năm 1973, các nhà khoa học nghiên cứu về thể thực khuẩn P2, một loại vi rút lây nhiễm vi khuẩn đường ruột Escherichia coli. Họ phát hiện sự lây nhiễm này đôi khi dẫn đến 2 loại vi rút khác nhau xuất hiện từ tế bào: thể thực khuẩn P2 và thể thực khuẩn P4 .

Thể thực khuẩn P4 là một loại vi rút có thể tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ và nằm im. Khi P2 lây nhiễm vào một tế bào có chứa P4, P4 tiềm ẩn sẽ nhanh chóng thức dậy và sử dụng các hướng dẫn di truyền của P2 để tạo ra hàng trăm hạt vi rút nhỏ của riêng nó. 

Trong trường hợp này, các nhà sinh học gọi P2 là vi rút “trợ giúp”, vì vệ tinh P4 cần vật liệu di truyền của P2 để nhân lên và lây lan.

Nghiên cứu sau đó chỉ ra rằng hầu hết các loài vi khuẩn đều có một bộ hệ thống trợ giúp vệ tinh đa dạng, giống như P4 - P2.

Các vi rút vệ tinh và những vi rút hỗ trợ chúng cùng tham gia vào một cuộc chạy đua tiến hóa vô tận: vi rút vệ tinh phát triển những cách mới để khai thác những vi rút trợ giúp, ngược lại vi rút trợ giúp phát triển các biện pháp đối phó để ngăn chặn chúng.

Bởi vì cả hai đều là vi rút, kết quả của "cuộc chiến" này nhất thiết phải cần một thứ mà mọi người quan tâm: thuốc chống vi rút.

Vi rút "thây ma" 48.500 tuổi trong băng vĩnh cửu hồi sinhVi rút 'thây ma' 48.500 tuổi trong băng vĩnh cửu hồi sinh

Giáo sư y học và bộ gene, Jean-Michel Claverie tại Đại học Aix-Marseille ở Marseille, Pháp, phát hiện hàng loạt vi rút 'thây ma' trong các mẫu đất lấy từ băng vĩnh cửu 48.500 năm ở Siberia đã hồi sinh.

Xem thêm: mth.18481901250113202-nel-nahn-ut-ed-cahk-tur-iv-iaol-cac-nas-gnor-ac-am-tur-iv-neih-tahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát hiện vi rút 'ma cà rồng' săn các loại vi rút khác để tự nhân lên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools