NATO lập luận họ chính thức đình chỉ Hiệp ước Các Lực lượng Vũ trang Thông thường (CFE) do các thành viên ký hiệp ước hiện đã ngừng tham gia.
Hầu hết trong số 31 đồng minh của NATO ký CFE nhằm ngăn chặn các đối thủ thời chiến tranh lạnh tập trung lực lượng tại hoặc gần biên giới chung. CFE được ký vào tháng 11-1990 nhưng mãi đến 2 năm sau mới được phê chuẩn đầy đủ.
Quyết định của NATO được đưa ra sau khi Nga chính thức rút khỏi CFE. NATO cho rằng nếu các quốc gia đồng minh tuân thủ CFE trong khi Nga không tuân thủ thì hiệp ước này sẽ không bền vững.
NATO đình chỉ hiệp ước an ninh quan trọng với Nga. Ảnh: CTV News
Theo NATO, các đồng minh ký kết CFE "có ý định đình chỉ hiệp ước trong khoảng thời gian cần thiết, phù hợp với các quyền của họ theo luật pháp quốc tế". Đây là quyết định được tất cả đồng minh NATO ủng hộ.
Trong khi đó, NATO nhấn mạnh các thành viên của tổ chức này vẫn cam kết "giảm thiểu rủi ro quân sự và ngăn chặn những hiểu lầm và xung đột".
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Moscow đã hoàn tất việc rút khỏi một thỏa thuận an ninh quan trọng thời chiến tranh lạnh, hơn 8 năm sau khi công bố ý định thực hiện điều này. Thông báo được đưa ra sau khi cả hai viện của Quốc hội Nga thông qua dự luật do Tổng thống Vladimir Putin đề xuất, qua đó phản đối CFE. Tổng thống Putin đã ký dự luật và nó có hiệu lực vào tháng 5 năm nay.
Nga đình chỉ tham gia CFE vào năm 2007 và tuyên bố ý định rút hoàn toàn khỏi hiệp ước vào năm 2015. Đến tháng 2-2022, Nga huy động lực lượng sang nước láng giềng Ukraine, quốc gia cũng có chung đường biên giới với các thành viên NATO là Ba Lan, Slovakia, Romania và Hungary.
Nga đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh khiến nước này phải rút khỏi CFE, đồng thời cáo buộc phương Tây có “lập trường phá hoại” đối với hiệp ước.
"Chúng tôi đã để ngỏ cánh cửa đối thoại liên quan tới việc kiểm soát vũ khí thông thường ở châu Âu. Tuy nhiên, đối thủ của chúng tôi đã không tận dụng được cơ hội này” - Bộ Ngoại giao Nga nói thêm.
Xem thêm: nhc.998508560801132881-agn-iov-gnort-nauq-hnin-na-cou-peih-ihc-hnid-otan/nv.fefac