vĐồng tin tức tài chính 365

Thuyết 'nhân tướng học' trong nghiên cứu tội phạm

2023-11-09 10:51

Ngày 27/11/2008, cảnh sát Ấn Độ thẩm vấn tay súng duy nhất bị bắt sống trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Mumbai năm 2008. Họ ngạc nhiên khi nghi phạm Ajmal Kasab, kẻ sát hại hàng chục người ở nhà ga xe lửa chính của thành phố, chỉ cao chưa đầy 1,5 m, đôi mắt sáng và má hồng hào. Vẻ bên ngoài khiến anh ta có biệt danh là "sát nhân có khuôn mặt trẻ thơ".

"Anh ta là ai: Kẻ cuồng tín nguy hiểm hay kẻ vô tội bị bóc lột, ép buộc phải gây tội?" tờ Times of India nêu thắc mắc. Có vẻ như không ai ngờ rằng khuôn mặt của kẻ sát nhân lại có thể trông "ngọt ngào" đến thế.

Quan điểm cho rằng gương mặt của một người có thể tiết lộ tính cách của họ là thành kiến lâu đời. Từ thời của triết gia Hy Lạp Aristotle, 400 năm trước công nguyên đã tồn tại quan niệm rằng có thể suy ra những đặc điểm tính cách từ khuôn mặt và cơ thể - quan điểm tướng số được sùng bái từ phương Đông đến phương Tây.

Các nhà nhân chủng học của Đức quốc xã đang thực hiện phép đo diện mạo để xác định những kẻ xấu xí dễ phạm tội, năm 1933. Ảnh:

Các nhà nhân chủng học của Đức quốc xã đang thực hiện phép đo diện mạo để xác định "những kẻ xấu xí dễ phạm tội", năm 1933. Ảnh: The Times

Cuối thế kỷ 19, nhà tội phạm học người Italy, Cesare Lombroso đã đặt nền móng cho nhân chủng học tội phạm (Anthropological criminology) dựa trên mối liên hệ giữa tội phạm và ngoại hình của họ. Ông đã phổ biến khái niệm "tội phạm bẩm sinh" và cho rằng tội phạm là một trường hợp của sự tàn ác hoặc tính chất di truyền.

Ông đã khám nghiệm tử thi những người bị kết án và lập danh mục các đặc điểm có thể xác định "tội phạm bẩm sinh". Ông tin rằng tội phạm có thể nhận dạng qua các đặc điểm giống vượn.

Lombroso vạch ra 14 đặc điểm ngoại hình cho rằng phổ biến ở tất cả tội phạm, đó là: chiều cao thấp hoặc cao bất thường; đầu nhỏ nhưng mặt to; môi dày nhưng môi trên mỏng; các vết lồi (vết sưng) trên đầu, sau đầu và quanh tai; nếp nhăn trên trán và mặt; răng cửa lớn; lông mày rậm; đường quai hàm khỏe mạnh; trán nhỏ và dốc; tai to, nhô ra; cánh tay dài; gò má cao... Ông kết luận do đó kết luận "người xấu xí dễ phạm tội hơn người có vóc dáng cân đối, ưa nhìn".

Nhiều người phương Đông cũng đánh giá tính cách qua những nét đặc trưng trên khuôn mặt và cơ thể. "Hữu tâm, vô tướng, tướng do tâm sinh - hữu tướng, vô tâm, tướng tùy tâm diệt", có nghĩa là tâm tốt thì tướng mạo ắt đẹp, tâm xấu thì mặt sẽ xấu đi.

Nhân tướng học Á Đông có quan niệm, người độc ác, nham hiểm có một số đặc điểm tiêu biểu: mắt xếch, nhỏ, nhiều lòng trắng, môi thâm, mũi khoằm... Gương mặt của dạng tính cách này thường được cho là xấu, đường nét hung hãn.

Dưới đây là trắc nghiệm để độc giả đánh giá có bị định kiến ngoại hình chi phối. Trong hai người đàn ông này, một là Lazlo Biro đã thay đổi thế giới hiện đại bằng cách phát minh ra bút bi. Người còn lại là Adolf Eichmann, tướng thời Đức Quốc xã, kẻ phạm tội ác diệt chủng tàn bạo nhất thế kỷ 20.

Thuyết nhân tướng học trong nghiên cứu tội phạm có đáng tin? - 1

>> Đáp án

Vào những năm 1930, nhà nghiên cứu Earnest Hooton của đại học Harvard đã kiểm tra 14.000 tù nhân và thấy những kẻ giết người cấp độ một có xu hướng để tóc thẳng, trong khi tóc của những kẻ giết người cấp độ hai có màu vàng bất thường.

Vài năm sau, nhà tâm lý học William Sheldon của Columbia qua nghiên cứu về thanh thiếu niên phạm tội đã nêu 3 cách phân loại: ectomorphs (mặt gầy, gầy gò, thông minh), mesomorphs (mặt rộng, cơ bắp, hung hãn) và endormorphs (mặt tròn, béo, hòa đồng).

Ông còn chia các nhóm này thành 88 phân nhóm được đặt tên theo các loài động vật... Nhìn chung, ông kết luận rằng những người có khuôn mặt "nhiều thịt" dễ phạm tội nhất.

Nhiều học giả có định kiến như ông William Sheldon về vẻ ngoài của tội phạm và tin rằng tội phạm sẽ có gương mặt điển hình nào đó, thường là xấu, đường nét hung hãn.

Những quan điểm trên sau đó đều được xem là phiến diện. Ngành tội phạm học thế kỷ 21 đã tập trung nhiều vào hành vi chứ không phải nhân tướng học. Song ngày nay, nhân tướng học đang quay trở lại. Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhận dạng khuôn mặt và "dự đoán tội phạm" đã làm dấy lên tranh luận về thành kiến chủng tộc trong kỷ nguyên công nghệ.

Năm 2016, các nhà khoa học của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) tuyên bố có thể xác định xem ai đó có phải là tội phạm hay không bằng cách phân tích hình dạng khuôn mặt của họ.

Họ chụp ảnh ID của 1856 người đàn ông Trung Quốc trong độ tuổi từ 18 đến 55 không có râu, quét và phân tích dữ liệu của họ dựa trên các chủ đề về chủng tộc, giới tính, tuổi tác và nét mặt. Một nửa số người này là tội phạm. Sau đó, họ sử dụng 90% số hình ảnh này để huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nhận ra sự khác biệt giữa tội phạm và "người lương thiện".

Theo nghiên cứu của các hà khoa học của Đại học Giao thông Thượng Hải, ba người hàng trên có khuôn mặt tội phạm, còn hàng dưới có gương mặt của người lương thiện, đáng tin. Ảnh:

Theo nghiên cứu của các hà khoa học của Đại học Giao thông Thượng Hải, ba người hàng trên có khuôn mặt tội phạm, còn hàng dưới có gương mặt của người lương thiện, đáng tin. Ảnh: American Scientis

Dù tự tin "máy móc không nói dối", nghiên cứu nhanh chóng bị các kỹ sư từ Đại học Stanford và Google bác bỏ, gọi phương pháp này "phiến diện và phân biệt chủng tộc".

Năm 2018, sản phẩm nhận dạng khuôn mặt của Amazon, Rekognition, bị báo cáo đã xác định nhầm các thành viên Quốc hội Mỹ là tội phạm. Đáng chú ý, phần mềm này thường xuyên "chỉ điểm" các người có màu da tối. Ngay sau bê bối, Amazon công bố lệnh cấm bán sản phẩm phần mềm này cho cảnh sát.

Song giới "cuồng" nhân chủng học tội phạm vẫn chưa nản chí. Năm 2020, các nhà nghiên cứu của Đại học Harrisburg, Mỹ, cho biết họ vừa phát minh ra phần mềm "dự đoán tội phạm" chỉ dựa trên hình ảnh khuôn mặt. Họ hứa hẹn phần mềm này sẽ "giúp cơ quan thực thi pháp luật ngăn chặn tội phạm" và đảm bảo hệ thống sẽ "không thiên vị chủng tộc".

Công nghệ sẽ giúp chỉ điểm kẻ phạm tội qua nhân tướng học?

Hãy tưởng tượng một kẻ bị nghi ngờ là khủng bố sắp đánh bom trung tâm thành phố đông dân cư, nếu hắn kích hoạt quả bom, hàng trăm người có thể thiệt mạng. Trong lý tưởng của các nhà viết phần mềm, chức năng quét khuôn mặt của CCTV trong đám đông sẽ phát hiện ra kẻ khủng bố, tự động so sánh các đặc điểm của hắn với các bức ảnh về những kẻ khủng bố đã biết hoặc "những người được cơ quan an ninh quan tâm".

Vì có nhiều đặc điểm khuôn mặt giống với những kẻ khủng bố khác, anh ta sẽ bị phần mềm này "đoán ra", các lực lượng chống khủng bố được triển khai nhanh chóng được phái đến hiện trường để "vô hiệu hóa" nghi phạm trước khi hắn có thể kích hoạt. Hàng trăm sinh mạng được cứu. Công nghệ này sẽ cực kỳ tiết kiệm thời gian và hiệu quả.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu công nghệ nhận dạng khuôn mặt này bị lỗi? Người bị bắt không phải kẻ khủng bố, chỉ là một người không may mắn, có nhiều đặc điểm khuôn mặt với những kẻ hay phạm tội. Một sinh mạng vô tội sẽ bị vùi dập ngay lập tức vì con người đặt quá nhiều niềm tin vào một hệ thống có thể sai lầm. Điều gì sẽ xảy ra nếu người vô tội đó là bạn, hoặc người thân?

Đây chỉ là một trong những tình huống khó xử về mặt đạo đức do ông nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo đặt ra, theo các học giả đại học Essex, Mỹ. Nhân tướng học liệu có thực sự có ích cho nghiên cứu tội phạm, ngày nay, vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi.

Hải Thư (Theo History, Wired, BBC, NCBI, Psychology Today, Insider)

Xem thêm: lmth.8314764-mahp-iot-uuc-neihgn-gnort-coh-gnout-nahn-teyuht/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thuyết 'nhân tướng học' trong nghiên cứu tội phạm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools