vĐồng tin tức tài chính 365

Nông nghiệp không thể đứng ngoài cuộc trong chuyển đổi số

2023-11-09 17:19

Ngày 9/11/2023, Hội thảo với chủ đề "Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Hướng đi tiếp theo tại Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đồng tổ chức với sự hợp tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra tại Hà Nội.

Để phát huy tiềm năng của số hóa cho nông dân Việt Nam trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang ở ngưỡng cửa cuộc cách mạng kỹ thuật số, diễn đàn là nơi để các chuyên gia thảo luận về những giải pháp bền vững và thiết thực cho nông dân sản xuất nhỏ của Việt Nam.

Những giải pháp này bao gồm số hóa chuỗi cung ứng để nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc, tạo điều kiện cho việc cấp chứng nhận và nâng cao tính hấp dẫn của các mặt hàng nông sản đối với các nhà sản xuất lương thực, thực phẩm đa quốc gia và thị trường nước ngoài.

Công nghệ nông nghiệp chính xác giúp tạo ra sản phẩm tốt hơn

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với nông nghiệp.

“Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố dài hạn tất yếu. Và nông nghiệp không thể đứng ngoài cuộc.

Chuyển đổi số không chỉ giúp cho người nông dân tiếp cận thị trường nhanh chóng mà còn giúp cho phương pháp canh tác tiên tiến, tăng cường sự quản lý, giám sát các quy trình sản xuất. Tạo sự minh bạch trong từng khâu sản xuất”.

Kinh tế vĩ mô - Nông nghiệp không thể đứng ngoài cuộc trong chuyển đổi số

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội thảo.

Bà Carrie Turk, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI) là một cơ hội quý giá và hiếm có để giúp ngành nông nghiệp Việt Nam phát huy hết tiềm năng và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế lâu dài của đất nước.

Việt Nam mới hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp và Chính phủ đã bắt đầu sử dụng dữ liệu và ứng dụng kỹ thuật số để đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách và đầu tư.

Theo bà Carrie, công nghệ nông nghiệp chính xác để tạo ra sản phẩm tốt hơn và có chất lượng cao hơn. Các công cụ kỹ thuật số như máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh và hệ thống GPS có thể giúp thu thập dữ liệu về điều kiện thổ nhưỡng, sức khỏe cây trồng và sự phá hoại của sâu bệnh, nông dân có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực.

Hay các công nghệ kỹ thuật số như cảm biến, nền tảng điện tử và chuỗi khối có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng của các sản phẩm nông nghiệp.

Điều này đảm bảo tính minh bạch và tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng bằng cách cung cấp thông tin về nguồn gốc, phương pháp sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc cải thiện an toàn thực phẩm không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường quốc tế.

Ngoài ra, nền tảng kỹ thuật số và trang web thương mại điện tử giúp kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng, cho phép nông dân bán sản phẩm trực tuyến mà không cần qua trung gian.

Góp phần làm giảm chi phí giao dịch, giúp nông dân thu được lợi nhuận cao hơn. Đồng thời giảm sự phụ thuộc vào giao dịch tiền mặt và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính ở khu vực nông thôn.

Đặc biệt, AI có thể được tận dụng để cung cấp kiến thức nông nghiệp và hỗ trợ cho nông dân. Khi nông dân đặt câu hỏi, hệ thống Al có thể đưa ra phản hồi kịp thời, phù hợp và chính xác.

Kinh tế vĩ mô - Nông nghiệp không thể đứng ngoài cuộc trong chuyển đổi số (Hình 2).

Bà Carrie Turk, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Nông dân là những người yếu thế hơn trong chuyển đổi số

Tuy nhiên, dù nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam, đóng góp 12% GDP và gần 30% việc làm và đã đạt được những thành tựu lớn trong một vài thập kỷ qua, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết.

Nói về những khó khăn khi chuyển đổi số trong nông nghiệp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ ra, chuyển đổi số ở Việt Nam rất khó, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp lại càng khó hơn vì liên quan trực tiếp đến người nông dân. Mà nông dân là những người yếu thế hơn trong chuyển đổi số.

Theo bà Carrie, thách thức đặt ra đối với chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở khu vực nông thôn chưa phát triển. Quy mô ứng dụng công nghệ số còn nhỏ (chưa đến 8% các hợp tác xã ứng dụng công nghệ số đến một mức độ nào đó);

Đồng thời, nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn thấp. Doanh nghiệp nông nghiệp chưa đầu tư nhiều vào chuyển đổi số; và khả năng tiếp cận tài chính của nông dân vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.

Kinh tế vĩ mô - Nông nghiệp không thể đứng ngoài cuộc trong chuyển đổi số (Hình 3).

Ông Thomas Jacobs – Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào phát biểu tại hội thảo.

Đánh giá thêm về những khó khăn mà nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải, ông Thomas Jacobs – Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào cho biết, do các hộ nông dân quy mô nhỏ chiếm đa số ở Việt Nam, thách thức trong việc triển khai các công nghệ và phương pháp sản xuất mới, giải quyết các tác động tiêu cực đến môi trường và nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị, rất phức tạp.

Ngành nông nghiệp Việt Nam còn đang bị đe dọa bởi tác động của biến đổi khi hậu, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ, nơi dễ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Khuyến nghị nâng cao hiệu quả của chuyển đổi số đối với nông nghiệp, ông Jacob và bà Carrie đều cho rằng, để khai thác tối đa lợi ích của công nghệ kỹ thuật số, điều quan trọng là Chính phủ, khu vực tư nhân, nông dân, học giả và các chuyên gia về phát triển phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tìm hiểu những chính sách khả thi và các công cụ kỹ thuật phù hợp với bối cảnh của Việt Nam đồng thời hưởng lợi từ kinh nghiệm quốc tế.

Công nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp sẽ là giải pháp căn bản, đi kèm với những giải pháp về đổi mới sáng tạo và nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân.

Thu Hương

Xem thêm: lmth.440536a-os-iod-neyuhc-gnort-couc-iaogn-gnud-eht-gnohk-peihgn-gnon-hnagn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nông nghiệp không thể đứng ngoài cuộc trong chuyển đổi số”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools