vĐồng tin tức tài chính 365

Bệnh tay chân miệng vẫn chưa hạ nhiệt, nhiều trường hợp nặng

2023-11-10 17:18
Bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - Ảnh: T.L

Bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - Ảnh: T.L

Ngày 10-11, bác sĩ Huỳnh Hùng Dũng - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết năm nay bệnh tay chân miệng diễn biến khá bất thường. Như thông thường các năm bệnh lên cao điểm từ tháng 9 đến tháng 12. Tuy nhiên năm nay đã tăng từ cuối tháng 5 đến nay, nhiều ca bệnh chuyển độ nặng bất ngờ.

Thời điểm hiện tại, khoa Truyền nhiễm đang có 230 bệnh nhi tay chân miệng đang điều trị, trong khi số giường kê thêm được 200 giường. 

Số bệnh nhi đến khám liên quan đến bệnh tay chân miệng từ 200-300 trường hợp/ngày. Theo phân tích về nơi cư trú của bệnh nhi mắc tay chân miệng, 50% số trẻ có địa chỉ tại TP Cần Thơ, còn lại đến từ các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo lãnh đạo bệnh viện, thời điểm này có khá nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng độ nặng từ các tỉnh chuyển đến điều trị. 

Nguồn thuốc điều trị hiện nay bệnh viện dùng điều trị các ca tay chân miệng nặng là thuốc Ivglobulin (IVIG), hiện còn 78 lọ ưu tiên xử lý các trường hợp chuyển biến đặc biệt nặng.

Mới đây, một bệnh nhi tay chân miệng độ 4 ở TP Cần Thơ vừa được cấp cứu và điều trị thành công. 

Theo lời kể của gia đình, bé bị sốt 4 ngày, kèm theo loét miệng và nổi hồng ban tay chân, được chẩn đoán bệnh tay chân miệng theo dõi điều trị tại bệnh viện địa phương, đến ngày thứ 4 vẫn còn sốt, vã mồ hôi lạnh kèm theo ngủ giật mình nên được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ.

Tại bệnh viện, bệnh nhi được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, được ê kíp đặt nội khí quản, thở máy, đặt động mạch theo dõi huyết áp xâm lấn. 

Bác sĩ chỉ định dùng thuốc IVIG, thuốc vận mạch, trợ tim liều cao…Tuy nhiên, sau đó tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, chức năng co bóp cơ tim giảm dần, ghi nhận men tim tăng gấp nhiều lần bình thường; các bác sĩ hội chẩn quyết định tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhi, kết hợp dùng kháng sinh cao cấp cải thiện tình trạng nhiễm trùng.

Phép màu đã đến sau 5 ngày lọc máu liên tục, tình trạng bé cải thiện dần, các chỉ số trở về mức bình thường, được cai máy móc. 

Sau 3 tuần nhập viện điều trị, bệnh nhi đã được xuất viện, khoẻ mạnh và không có dấu hiệu di chứng thần kinh.

Lần đầu số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM giảm sau nhiều tuầnLần đầu số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM giảm sau nhiều tuần

Trong tuần 31 (từ ngày 31-7 đến 6-8), TP.HCM ghi nhận 2.401 ca mắc bệnh tay chân miệng. Đây là lần đầu TP ghi nhận số ca mắc bệnh tay chân miệng giảm so với các tuần trước.

Xem thêm: mth.27644826101113202-gnan-poh-gnourt-ueihn-teihn-ah-auhc-nav-gneim-nahc-yat-hneb/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bệnh tay chân miệng vẫn chưa hạ nhiệt, nhiều trường hợp nặng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools