vĐồng tin tức tài chính 365

Căng băng rôn để đòi quyền lợi, có vi phạm pháp luật?

2023-11-10 18:13

Thời gian qua xảy ra tình trạng người dân căng băng rôn trước các công ty bất động sản, tại các dự án, công ty, yêu cầu sớm bàn giao mặt bằng, ra sổ đỏ, trả nợ…

Gần đây nhất là hôm 8.11, trước cổng Bệnh viện Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định) xuất hiện nhóm người căng 2 băng rôn có nội dung yêu cầu Công ty CP Bệnh viện đa khoa Bình Định trả tiền bảo hành cho Công ty Cotecland.

Vậy, pháp luật quy định thế nào liên quan đến việc cá nhân, tổ chức gặp vấn đề bức xúc là căng băng rôn ở nơi xảy ra tranh chấp để đòi quyền lợi? Việc làm này có vi phạm pháp luật hay không?

Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, hiện nay tình trạng các cá nhân, tổ chức khi gặp vấn đề bức xúc là căng băng rôn tại nơi xảy ra tranh chấp để đòi quyền lợi không còn mới.

Căng băng rôn để đòi quyền lợi, có vi phạm pháp luật? - Ảnh 1.

Một số người đến căng băng rôn trước Bệnh viện Bình Định để đòi nợ

HOÀNG TRỌNG

"Ban đầu có thể chỉ xuất phát từ việc họ bức xúc nên muốn công khai sự việc cho tất cả mọi người trong cộng đồng đều biết. Nhưng sự bức xúc này rất dễ gây cản trở giao thông, gây mất an ninh trật tự… dẫn đến có nguy cơ bị xử phạt hành chính, hoặc thậm chí bị xử lý hình sự", luật sư Hậu nói.

Căn cứ theo điều 7 Nghị định 144 năm 2021, đối với hành vi gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, người vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 300 - 500.000 đồng.

Đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng, người vi phạm có thể bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng.

Đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, người vi phạm có thể bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.

Đối với cá nhân khi tổ chức thực hiện treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng, phạt từ 1 - 2 triệu đồng đối với tổ chức (điều 12 Nghị định 100 năm 2019).

Ngoài ra, nếu người nào treo băng rôn, biểu ngữ nhằm mục đích xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hay vu khống, đe dọa, xâm phạm đến lợi ích cá nhân, pháp nhân khác… thì có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác, hoặc tội vu khống, hoặc tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

"Theo tôi, trong trường hợp các bên có phát sinh tranh chấp mà không thể tự thương lượng, hòa giải với nhau thì giải pháp tối ưu nhất đó vẫn là khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc này sẽ giúp người dân tránh những rủi ro về vi phạm pháp luật, thay vì căng  băng rôn", luật sư Hậu chia sẻ.

Xem thêm: mth.43934361011132581-taul-pahp-mahp-iv-oc-iol-neyuq-iod-ed-nor-gnab-gnac/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Căng băng rôn để đòi quyền lợi, có vi phạm pháp luật?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools