vĐồng tin tức tài chính 365

Chôn heo chết vì dịch ba năm, dân vẫn mòn mỏi đợi tiền hỗ trợ

2023-11-10 19:45
Cán bộ thú y cân heo chết vì dịch tả heo châu Phi để đưa đi tiêu hủy - Ảnh: DOÃN HÒA

Cán bộ thú y cân heo chết vì dịch tả heo châu Phi để đưa đi tiêu hủy - Ảnh: DOÃN HÒA

"Dài cổ" chờ hỗ trợ

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, từ năm 2021 đến nay, dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò liên tục tái bùng phát, khiến người chăn nuôi ở Nghệ An điêu đứng vì buộc phải tiêu hủy hàng loạt gia súc nhiễm bệnh.

Dù tổn thất rất lớn, nhưng ba năm qua hàng ngàn hộ chăn nuôi heo, trâu bò ở Nghệ An vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ dịch bệnh.

Đợt dịch tả năm 2021, gia đình bà Hoàng Thị Hương - ngụ xã Thái Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An - có 18 con heo bị chết. Thời điểm đó, bà Hương đã trình báo với chính quyền xã, đưa đi tiêu hủy chôn lấp theo đúng quy định.

"Với người chăn nuôi như gia đình tôi, việc cả đàn heo chết sạch là tổn thất lớn vì đó là tài sản của cả gia đình. Nhưng từ đó đến nay gia đình tôi chưa nhận được tiền hỗ trợ để tái đàn", bà Hương băn khoăn.

Dù đã triển khai các biện pháp phòng dịch như khử khuẩn, tiêm vắc xin cho đàn heo mới nhưng bà Hương không mặn mà đầu tư nuôi số lượng heo lớn vì sợ lại lâm vào cảnh trắng tay.

Gần 100 tỉ đồng chưa đến tay người chăn nuôi

Theo quy định ban hành tại nghị định 02 năm 2017 của Chính phủ, người chăn nuôi sẽ được hỗ trợ mức 38.000 đồng/kg với heo; 45.000 đồng/kg với trâu bò phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy.

Ông Nguyễn Viết Lương - trưởng phòng quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An - cho biết năm 2019 và năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo chi trả 100% kinh phí hỗ trợ cho các chủ hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi phải tiêu hủy, với tổng kinh phí hỗ trợ gần 150 tỉ đồng.

Riêng từ năm 2021 đến nay, dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò vẫn tiếp tục xảy ra rải rác, ước hơn 96 tỉ đồng tiền hỗ trợ chưa được chi trả cho người dân bị thiệt hại.

Theo ông Lương, nguyên nhân của việc chậm trễ này do quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi chỉ có hiệu lực từng năm, nhưng mấy năm qua Chính phủ và các bộ ngành không có hướng dẫn nên địa phương không thực hiện được.

"Sau khi có ý kiến của cử tri, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành đã có thông báo hướng dẫn cho tỉnh giải quyết. Hiện UBND tỉnh đang giao các địa phương tổng hợp, báo cáo số liệu để hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi và bệnh viêm da nổi cục theo đúng quy định tại nghị định 02 năm 2017", ông Lương nói.

Chính quyền địa phương dùng máy xúc để vớt xác heo chết do dịch bị người dân vứt xuống kênh Đào, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Chính quyền địa phương dùng máy xúc để vớt xác heo chết do dịch bị người dân vứt xuống kênh Đào, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Liên quan đến vụ việc người dân vứt nhiều xác heo chết xuống kênh Đào gây bức xúc dư luận, Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, UBND huyện Yên Thành vừa có công văn đề nghị cộng đồng dân cư cùng chung tay để phát hiện, khai báo với chính quyền địa phương qua đường dây nóng của UBND các xã, thị trấn các trường hợp vứt xác động vật ra môi trường, kênh, mương.

Xử lý nghiêm các trường hợp vứt xác động vật ra môi trường, bán chạy động vật ốm, chết, cố tình làm lây lan dịch bệnh.

Kê khống heo bị dịch tả để lấy tiền của Nhà nướcKê khống heo bị dịch tả để lấy tiền của Nhà nước

UBND huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) đã chỉ đạo thanh tra việc có nhiều hộ dân kê khống số lượng heo tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi để được hỗ trợ, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.

Xem thêm: mth.71231635101113202-ort-oh-neit-iod-iom-nom-nav-nad-man-ab-hcid-iv-tehc-oeh-nohc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chôn heo chết vì dịch ba năm, dân vẫn mòn mỏi đợi tiền hỗ trợ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools