vĐồng tin tức tài chính 365

Các nước đăng ký phóng hơn 1 triệu vệ tinh, sự thật đằng sau là gì?

2023-11-11 11:13
Các vệ tinh Starlink đi qua New Mexico - Ảnh: M LEWINSKY/ THE CONVERSATION

Các vệ tinh Starlink đi qua New Mexico - Ảnh: M LEWINSKY/ THE CONVERSATION

Vào tháng 9-2021, Rwanda - quốc gia châu Phi trong top 25 nước nghèo nhất thế giới - thông báo họ dự kiến phóng hơn 300.000 vệ tinh.

Ba tháng sau, một công ty Canada, trước đó đã phóng 20 vệ tinh CubeSats, cho biết họ sẽ phóng thêm 100.000 vệ tinh. Sau đó, một công ty của Pháp cũng làm như vậy. 

Và SpaceX, công ty đã phóng khoảng 5.000 vệ tinh, hiện có kế hoạch phóng thêm hơn 60.000 vệ tinh.

Theo trang tin The Conversation, trước khi phóng vệ tinh, một quốc gia hay công ty phải nộp dự án về hệ thống vệ tinh của mình cho Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) để cơ quan này điều phối phổ tần số vô tuyến cho nhà khai thác vệ tinh.

Việc đệ trình hồ sơ này được thực hiện nhiều năm trước khi phóng vệ tinh, vì vậy ITU có thời gian giám sát sự phối hợp giữa các nhà khai thác vệ tinh khác nhau và đảm bảo rằng các tín hiệu vệ tinh mới không lấn át các tín hiệu hiện có.

"Kẹt vệ tinh" trên quỹ đạo

Một bài viết mới trên Diễn đàn chính sách đăng trên tạp chí Science cho thấy từ năm 2017 đến năm 2022, các quốc gia đã nộp hồ sơ xin phóng 1 triệu vệ tinh trên hơn 300 hệ thống riêng biệt. Trong đó, có nhiều vệ tinh hoạt động cùng với nhau, được gọi là các chòm vệ tinh.

Hiện tượng này tạo ra 2 vấn đề đan xen chặt với nhau.

Một là, nhiều vệ tinh trong số này nếu thực sự được phóng lên quỹ đạo, nó sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng môi trường thông qua hàng nghìn vụ phóng và khiến quỹ đạo Trái đất ngày càng tắc nghẽn.

Hai là, các nhà khai thác nộp đơn xin phóng nhiều vệ tinh hơn mức họ dự định. Có 2 lý do hiểu được ở đây: hoặc họ muốn phòng ngừa rủi ro và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư; hoặc tệ hơn, họ "xí phần" để bán lại hay cho thuê lại các phổ tần suất vô tuyến nhằm mục đích kiếm lời.

Khảo sát kỹ, Liên minh Viễn thông quốc tế thấy khả năng thứ hai là hiện thực nhất.

Trên thực tế, nếu chỉ có 10% số vệ tinh đăng ký được phóng, quỹ đạo thấp của Trái đất cũng sẽ trở nên tắc nghẽn, với hơn 100.000 vệ tinh bổ sung.

Các vụ va chạm giữa các vệ tinh sẽ phát tán rác thải không gian, sẽ bốc cháy khi chúng quay trở lại bầu khí quyển, ảnh hưởng tiềm tàng đến khí hậu, trong khi những mảnh vụn lơ lửng có thể va chạm với máy bay.

Thế nhưng, câu chuyện ở đây có thể trần tục hơn, theo chiều hướng các nhà khai thác vệ tinh đang thao túng các con số để lừa nhà đầu tư. Lấy công ty Pháp E-Space làm ví dụ. Công ty này núp sau chòm 337.320 vệ tinh được thông báo đưa qua Rwanda vào năm 2021 và chòm vệ tinh gồm 116.640 vệ tinh được đưa qua Pháp vào năm 2023.

Giám đốc điều hành của công ty Greg Wyler tuyên bố họ đang lên kế hoạch phóng “ít nhất 30.000 vệ tinh” nữa, trong khi giám đốc phát triển sản phẩm của họ nói "chỉ vài ngàn vệ tinh” mà thôi. Có con số nào trong số này là thật?

Lời to từ việc cho thuê chỗ trên trời

Có nhiều dấu hiệu hơn cho thấy các công ty đang cố gắng lợi dụng hệ thống ITU.

OneWeb, có 634 vệ tinh trên quỹ đạo, đã nộp hồ sơ cho thêm 6.118 vệ tinh qua 3 quốc gia: Mexico, Pháp và Anh.

SpaceX đã nộp hồ sơ thông qua Mỹ, Na Uy, Đức và bây giờ là đảo quốc Tonga.

Không rõ tại sao điều này lại xảy ra, nhưng tất cả các nước này đều có những quy định hành chính khác nhau, và các khoản phí khác nhau liên quan đến việc đăng ký vệ tinh.

Tonga, đảo quốc chỉ có khoảng trăm ngàn dân, hiện là nơi đăng ký 29.998 vệ tinh của SpaceX, tính đến tháng 10-2023. Vào những năm 1980, họ đã đăng ký 16 vị trí vệ tinh, cuối cùng giành được 9 vị trí và nhanh chóng cho các nhà khai thác nước ngoài thuê.

Các nhà khai thác vệ tinh khác không hài lòng, một nhà khai thác thậm chí còn di chuyển vệ tinh của mình vào một trong các vị trí của Tonga để phản đối. Tuy nhiên, Tonga đã gặt hái được nhiều triệu USD thông qua việc cho thuê này.

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) - một cơ quan của Liên Hiệp Quốc và có trước cả Liên Hiệp Quốc, trở thành cơ quan lâu đời nhất trong tổ chức này.

Cứ 3-4 năm một lần, 193 quốc gia thành viên của liên minh lại họp tại Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới để thảo luận và thông qua các quy tắc mới.

Năm 2019, các quốc gia thành viên đã nhất trí tạo ra các “cột mốc” cho việc triển khai các chòm vệ tinh: các quốc gia đã đăng ký phải phóng 10% số vệ tinh trong vòng 2 năm kể từ lần phóng đầu tiên, 50% trong vòng 5 năm và toàn bộ chòm vệ tinh trong vòng 7 năm.

Tuy nhiên, vệ tinh đầu tiên có thể được phóng lên sau 7 năm kể từ khi nộp đơn, mang lại cho các công ty thời gian và sự linh hoạt đáng kể.

Từ ngày 20-11 đến ngày 15-12-2023, các quốc gia thành viên ITU sẽ tập trung tại Dubai để tham dự Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới năm nay.

Công ty Trung Quốc phóng vệ tinh tự điều khiển bằng AICông ty Trung Quốc phóng vệ tinh tự điều khiển bằng AI

Công ty Star.vision có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc đã phóng một vệ tinh tự điều khiển bằng 'bộ não' trí tuệ nhân tạo (AI).

Xem thêm: mth.82492017101113202-ig-al-uas-gnad-taht-us-hnit-ev-ueirt-1-noh-gnohp-yk-gnad-coun-cac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các nước đăng ký phóng hơn 1 triệu vệ tinh, sự thật đằng sau là gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools