vĐồng tin tức tài chính 365

Khó thực thi việc cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn

2023-11-13 08:47
CSGT Cát Lái đo nồng độ cồn các lái xe trên đường song hành góc Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

CSGT Cát Lái đo nồng độ cồn các lái xe trên đường song hành góc Mai Chí Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội tuần qua cũng như trong dư luận đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc cấm tuyệt đối này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội NGUYỄN QUANG HUÂN (Bình Dương) cho rằng quy định cấm lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là rất cần thiết trong bối cảnh tình hình tai nạn giao thông đang phức tạp hiện nay.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn hay nói cách khác quy định tỉ lệ nồng độ cồn bằng 0 sẽ khó khả thi. Ông đề nghị nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để hướng quy định ngưỡng hay tỉ lệ giới hạn về nồng độ cồn khi lái xe.

Khó thực thi việc cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn - Ảnh 2.

* Vì sao, theo ông, cần có ngưỡng giới hạn về nồng độ cồn?

- Tôi theo dõi ở Phần Lan và không ít nước trên thế giới cho thấy tùy vào thể trạng của con người ở mỗi nước thì họ đều tính toán, đưa ra một ngưỡng giới hạn về nồng độ cồn khi lái xe chứ không phải tuyệt đối bằng 0.

Ở đây cần thấy rõ thông thường người đã không uống được rượu bia thì một giọt họ cũng không uống chứ không nói đến một ly hay một chai.

Còn người đã uống được như ở Phần Lan họ khuyến cáo thì uống một chai bia phải nghỉ một tiếng, uống hai chai phải nghỉ khoảng ba tiếng trước khi tham gia giao thông. Lượng chất kích thích này chưa đủ tác động đến thần kinh và họ vẫn có thể lái xe.

Còn ở nước ta, trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia được Quốc hội khóa 14 đã quy định cấm lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, tức là người nào đã uống rượu thì không lái xe.

Do vậy ở đây tôi hiểu dự Luật Trật tự an toàn giao thông cũng áp dụng theo quy định này. Đồng thời nếu cho phép có ngưỡng nào đó vào sẽ phải sửa cả Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.

Tuy nhiên, quan điểm của tôi là luật ban hành để phục vụ công tác quản lý nhà nước nhưng đồng thời cũng phục vụ người dân nên cần làm thế nào để đảm bảo hợp lý, khả thi cao. Còn nếu quy định mức tuyệt đối bằng 0 sẽ khó thực hiện.

Chẳng hạn tối hôm trước người dân đi đám cưới, liên hoan, sáng hôm sau đo nồng độ cồn vẫn còn mà bị phạt, việc này không thực tế.

Vì lúc đó cơ thể vẫn tỉnh táo, đã đi làm bình thường. Chưa kể quy định quá chặt làm ngành công nghiệp rượu bia và kinh tế vỉa hè, ban đêm bị ảnh hưởng, tác động nguồn thu nhập của nhóm lao động phi chính thức...

Vì vậy nên có ngưỡng. Nếu anh vượt qua ngưỡng bao nhiêu có thể mất kiểm soát, gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, an toàn của người nhiều người, khi đó anh sẽ bị xử phạt với các mức khác nhau.

* Theo ông, ngưỡng này nên ở mức nào là phù hợp?

- Hiện nay, các ngành khoa học về y tế và sức khỏe cộng đồng của chúng ta đã phát triển mạnh. Do đó, các nhà khoa học có thể tính toán xem ngưỡng nồng độ cồn với người Việt Nam là bao nhiêu miligam trên một lít khí thở hoặc 100 mililit máu là đảm bảo thần kinh con người ổn định, lái xe một cách tỉnh táo.

Tôi cho rằng cơ quan soạn thảo cần tham khảo thêm ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia xã hội học, thậm chí tổ chức hội thảo khoa học về vấn đề này.

* Một số ý kiến nêu rõ thời gian qua việc xử lý tài xế uống rượu bia đang được thực hiện rất tốt. Do đó nếu có ngưỡng có thể gây khó cho việc kiểm soát, xử lý, thậm chí còn tạo điều kiện cho các "bợm nhậu lái xe"?

- Đúng là việc nếu có ngưỡng sẽ khó khăn hơn cho các đơn vị tuần tra, kiểm soát so với cứ bằng 0, chưa kể có thể xảy ra vấn đề xin - cho.

Nhưng đó là việc thực hiện luật pháp, còn hiện nay chúng ta đang bàn câu chuyện làm luật. Nguyên tắc quan trọng nhất là làm luật phải có tính khả thi cao, hợp lý, phục vụ người dân. Còn về thực thi sau này, tôi cho rằng cứ làm một cách chặt chẽ, thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ không vấn đề gì.

Cũng cần nói rõ không ai khuyến khích hay tạo điều kiện cho việc uống rượu bia rồi lái xe, mà cần quy định ngưỡng để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện.

Còn đối với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia nếu cần thiết có thể sửa. Chúng ta cũng đã có tiền lệ sửa một luật để sửa nhiều luật khác nên không phải quá khó khăn.

* TS KHƯƠNG KIM TẠO (nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia):

Nên có mức giới hạn với tỉ lệ rất thấp

Hiện nay có một số nước cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với tài xế nhưng cũng có nhiều nước có mức giới hạn đối với tài xế.

Do đó nên xem xét để đưa ra quy định thế nào cho hợp lý. Để khả thi, tôi cho rằng nên có mức giới hạn và mức này nên thấp hơn so với quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008.

Nếu ở mức trước đây có thể giới hạn tương đương với một ly bia với người lái xe máy sẽ không bị phạt thì giờ có thể thấp hơn bằng khoảng 1/4 ly.

Bởi có thực tế tài xế uống từ tối hôm trước đến sáng hôm sau có thể còn rơi rớt một chút nhưng đi làm việc bình thường rồi. Khi đó, nếu thổi ngay, yêu cầu bằng 0 sẽ không ổn, gây khó khăn cho người dân.

Thêm vào đó, một số người dù không uống bia rượu nhưng trong cơ thể vốn đã có nồng độ cồn sinh học mà ngành y tế đã nêu là lượng vô cùng nhỏ và trên 0.

Nồng độ cồn sinh học này cũng không ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Khi đó nếu cứ thử, phạt có thể dẫn đến phạt oan. Đồng thời, ngoài nồng độ cồn do uống rượu bia thì còn có thể do ăn hoa quả lên men, uống nước có gas, một số chất, kẹo có cồn...

* Đại biểu Quốc hội TỐNG VĂN BĂNG (Hải Phòng):

Cân nhắc việc đổi hàng triệu bằng lái

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định giấy phép lái xe được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.

Giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1-7-2012 phải được đổi sang giấy phép lái xe mới theo lộ trình do Chính phủ quy định.

Thời gian qua có rất nhiều nội dung thủ tục hành chính cứ nói rút ngắn nhưng liên quan đến đăng ký phương tiện giao thông, bằng lái xe lại rất nhiều thủ tục phức tạp.

Do đó nếu không có ảnh hưởng gì với những giấy phép lái xe đã được cấp hợp pháp từ giai đoạn trước thì không phải đổi, trừ trường hợp cần thiết.

Còn với những trường hợp không nhất thiết, chỉ thay đổi về mẫu mã, không nhất thiết phải đổi. Bởi điều này giúp tránh mất thời gian, kinh phí bởi dù cấp miễn phí cho người dân nhưng đây cũng là ngân sách nhà nước, từ thuế của dân.

* Đại biểu Quốc hội DƯƠNG NGỌC HẢI (TP.HCM):

Nên xem xét quy định về giờ lái xe ban đêm của tài xế

Dự thảo luật quy định tổng thời gian lái xe trong một ngày của lái xe kinh doanh vận tải không quá 8 giờ.

Từ 6 đến 22 giờ, thời gian lái xe liên tục không quá 4 tiếng. Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau, thời gian lái xe liên tục không quá 3 tiếng.

Tuy nhiên, tôi đề nghị cần xem xét lại quy định về giờ lái xe liên tục, trong đó có quy định về giờ lái xe ban đêm không quá 3 giờ.

Bởi hạ tầng của chúng ta chưa hoàn thiện, có nhiều quy định cấm giao thông ban ngày, nên nếu thời gian lái xe ban đêm ngắn quá sẽ gây áp lực lên giao thông ban ngày, do đó nên xem xét lại.

Bạn đọc tranh luận về quy định "Cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe"Bạn đọc tranh luận về quy định 'Cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe'

Quy định cấm tài xế có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi lái xe tại dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online.

Xem thêm: mth.13452818031113202-noc-od-gnon-oc-ex-iat-iod-teyut-mac-ceiv-iht-cuht-ohk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khó thực thi việc cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools