vĐồng tin tức tài chính 365

Phạt nguội xe quá tải

2023-11-13 10:00
Trạm kiểm tra trọng tải cân tự động tại Trạm thu phí An Sương - An Lạc (quận Bình Tân, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Trạm kiểm tra trọng tải cân tự động tại Trạm thu phí An Sương - An Lạc (quận Bình Tân, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Thí điểm này được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp ủng hộ.

Hứa hẹn phạt đúng, tránh tiêu cực

Việc áp dụng thí điểm phạt nguội được Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM chính thức áp dụng từ ngày 10-11.

Tại Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị, một nhân viên được giao trực tiếp theo dõi, kiểm tra hình ảnh và thu thập dữ liệu thông tin từ các trạm cân truyền về trung tâm.

Có ba trạm cân tự động đã được lắp đặt phục vụ cho việc phạt nguội: Trạm kiểm tra tải trọng xe số 3 khu vực cầu Ông Lớn (quận 7) và hai trạm kiểm tra tải trọng số 6, số 7 tại Trạm thu phí An Sương - An Lạc (quận Bình Tân).

Tại các trạm này, hệ thống cân tự động có thiết bị cảm biến đặt dưới đường, có camera tự động chụp biển số xe, đọc ra các thông tin như tên chủ xe, khối lượng xe, khối lượng hàng hóa được phép chở, kích thước thành thùng... Thời gian thu thập dữ liệu 24/24 giờ.

Về quy trình xử lý dữ liệu, ông Bùi Quang Dũng, phó đội trưởng đội vận hành giám sát giao thông, cho hay chỉ cần một nhân viên trực (người vận hành, thay đổi theo ca trực) sẽ truy cập vào hệ thống kiểm soát tải trọng xe tìm kiếm, trích xuất phiếu cân những xe vượt quá tải trọng cho phép, mức vi phạm theo quy định (hiển thị rõ dòng chữ màu đỏ).

Còn các xe đảm bảo tải trọng hiển thị dòng chữ màu xanh sẽ bỏ qua.

"Sau khi kiểm tra thông tin phiếu cân ít nhất hai lần trên cả phần mềm giám sát của trung tâm và hệ thống đăng kiểm Việt Nam, phiếu cân được xuất và chuyển Thanh tra Sở GTVT TP.HCM xác minh và xử phạt vi phạm tải trọng xe", ông Dũng nói.

Đề cập tính hiệu quả trong vấn đề phạt nguội xe quá tải, ông Đoàn Văn Tấn, giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị, nói trung tâm đang có hệ thống máy móc hiện đại nên vận hành trơn tru. Việc thí điểm phạt nguội xe quá tải như vậy hiệu quả, độ chính xác cao. Không chỉ vậy còn giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tránh tiêu cực...

Trạm kiểm tra trọng tải cân tự động tại Trạm thu phí An Sương - An Lạc (quận Bình Tân, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Trạm kiểm tra trọng tải cân tự động tại Trạm thu phí An Sương - An Lạc (quận Bình Tân, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.

Không cần lực lượng ở trạm cân

Là địa phương có số xe vận tải nhiều nhất cả nước, TP.HCM hiện có bảy trạm kiểm tra tải trọng xe (sáu trạm kiểm tra tải trọng xe tự động do TP đầu tư và một trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Cục Đường bộ Việt Nam cấp), 15 bộ cân xách tay.

Các trạm cân được bố trí trên các tuyến cửa ngõ, tuyến vào cảng - nơi rất đông xe chở hàng hóa. Đồng thời 300 bến, cảng cũng đã ký cam kết không chất hàng quá tải để ngăn chặn ngay đầu nguồn.

Để duy trì các trạm cân khi chưa thí điểm phạt nguội, Sở GTVT phải bố trí lực lượng kiểm tra và xử lý vi phạm tại các trạm hiện nay là sáu người/ca (trong đó có bốn thanh tra viên và hai nhân viên kỹ thuật). Tổng quân số khoảng 145 người, thời gian lực lượng làm việc 24 giờ trên 7 ngày trong tuần...

Ông Phạm Ngọc Dũng, chánh Thanh tra Sở GTVT, cho hay các cảnh sát giao thông và lực lượng thanh niên xung phong đã ngưng phối hợp kiểm soát tải trọng xe tại các trạm kiểm tra tải trọng từ 1-10-2017.

Tại các trạm kiểm tra tải trọng hiện nay chỉ còn lực lượng thanh tra giao thông và nhân viên kỹ thuật. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh trật tự và kiểm tra, xử lý vi phạm hết sức khó khăn.

Thanh tra giao thông cũng chỉ xử phạt được người lái xe và chủ xe, chưa thể thực hiện hạ tải tại chỗ với xe vi phạm do không đủ điều kiện bảo quản hàng hóa. Điều này dẫn tới việc phối hợp dừng xe, truy đuổi, xử lý các hành vi chống đối, gây rối trật tự khu vực trạm cân còn khó khăn. Nhiều tài xế vi phạm tải trọng cố tình né trạm, bỏ chạy, bỏ xe tại hiện trường.

"Trước thực trạng trên, Sở GTVT đã kiến nghị UBND TP, Bộ GTVT cho TP triển khai thí điểm phạt nguội xe quá tải. Quá trình giám sát diễn ra 24/24 giờ, không cần bố trí lực lượng tại trạm. Việc này giúp tiết kiệm sức người và xử lý vi phạm hiệu quả", ông Dũng nói.

Phạt nguội xe quá tải - Ảnh 3.

Tránh phạt oan

Ông Bùi Văn Quản, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, nhận định phạt nguội rất hay, có tính răn đe cao, giúp cơ quan nhà nước dễ quản lý và sòng phẳng với tất cả doanh nghiệp, tránh né trạm hay quen biết... Tuy nhiên, ông Quản cũng lưu ý bài toán bây giờ các cơ quan chức năng cần phải làm là tránh việc phạt oan các tài xế, doanh nghiệp.

Nếu dựa trên cơ sở xử phạt hiện tại thì chỉ tính theo trục là phạt (phần trọng tải toàn bộ xe phân bổ trên mỗi trục xe, bao gồm các loại trục bánh xe đơn, cụm trục kép, cụm trục ba...). Trong thực tế, nhiều xe chở đúng trọng tải cho phép nhưng do sự xô lệch hàng hóa nên dễ bị lỗi quá tải trục. Từ đây các tài xế có thể bị phạt oan, họ có thể khiếu kiện, gây mất trật tự.

Ông Khương Kim Tạo, nguyên phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho rằng ứng dụng công nghệ để xử lý vi phạm là điều cần thiết.

TP có thể xem xét để ban hành mức độ quá tải cầu đường, nếu xe quá tải bao nhiêu phần trăm (mức độ ít) thì có thể phạt sau - phạt nguội. Còn mức quá tải cực lớn nên đề nghị các lực lượng phản ứng nhanh ở gần khu vực trạm cân hoặc trên tuyến đường xe đó chạy ngăn chặn ngay để không gây hư đường, mất an toàn giao thông.

"Mấu chốt của việc thí điểm xử lý xe quá tải qua phạt nguội là không để xảy ra tình trạng xe quá tải chạy "phá" đường, gây mất an toàn giao thông. Nhưng nếu thời gian thông báo, xử lý phạt nguội quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng các xe vi phạm cứ chạy thoải mái, gây hư đường sá... Khi đó, việc phạt nguội không đáng bao nhiêu so với thiệt hại mà các xe vi phạm gây ra", ông Tạo góp ý.

Theo ông Phạm Ngọc Dũng, các đơn vị cũng đã nghiên cứu rất kỹ các lỗi vi phạm, quy trình xử lý... trước khi chạy thử rồi đi vào thí điểm. Về thời gian xử lý vi phạm, ông Dũng cho hay Sở GTVT cũng đã ban hành quy trình.

Theo đó khi phát hiện xe vi phạm, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị sẽ chuyển hồ sơ đề xuất xử phạt (hằng ngày). Trên cơ sở đó, Thanh tra sở sẽ rà soát và gửi thông báo đến chủ xe để thực hiện các thủ tục xử lý theo quy định.

"Trường hợp tài xế, chủ xe cố tình không chấp hành xử lý thì sẽ chuyển thông tin đến cơ quan đăng kiểm phối hợp xử lý.

Ngoài ra, xe ở tỉnh khác vi phạm thì hệ thống dữ liệu cũng có liên thông bài bản. Trung tâm trích xuất thông tin chuyển thanh tra xử lý đúng quy trình, chứ không có gì quá khó khăn", ông Dũng nhấn mạnh.

Bảng thông tin xe vi phạm quá tải (để phạt nguội) khi qua trạm cân cầu Ông Lớn, quận 7, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Bảng thông tin xe vi phạm quá tải (để phạt nguội) khi qua trạm cân cầu Ông Lớn, quận 7, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Mức phạt xe quá tải

Với tài xế:

* Xe quá tải 10 - 30%: phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng và không tước bằng lái, ngoại trừ xe bồn áp dụng khi quá tải 20 - 30%.

* Xe quá tải 30 - 50%: phạt 3 - 5 triệu đồng và bị tước bằng lái 1 - 3 tháng.

* Xe quá tải 50 - 100%: phạt 5 - 7 triệu đồng và bị tước bằng lái 1 - 3 tháng.

* Mức phạt xe quá tải 100 - 150%: phạt 7 - 8 triệu đồng, bị tước bằng lái 2 - 4 tháng.

* Quá tải trên 150%: phạt 8 - 12 triệu đồng, bị tước bằng lái 3 - 5 tháng.

Với chủ xe:

* Xe có tỉ lệ quá tải trên 10 - 30% (trên 20 - 30% đối với xe bồn chở chất lỏng): xử phạt với cá nhân 2 - 4 triệu đồng, tổ chức 4 - 8 triệu đồng.

* Xe có tỉ lệ quá tải trên 30 - 50%: xử phạt với cá nhân 6 - 8 triệu đồng, tổ chức 12 - 16 triệu đồng.

* Xe có tỉ lệ quá tải trên 50 - 100%: xử phạt với cá nhân 14 - 16 triệu đồng, tổ chức 28 - 32 triệu đồng.

* Xe có tỉ lệ quá tải trên 100 - 150%: xử phạt với cá nhân 16 - 18 triệu đồng, tổ chức 32 - 36 triệu đồng.

* Xe có tỉ lệ quá tải trên 150%: xử phạt với cá nhân 18 - 20 triệu đồng, tổ chức 36 - 40 triệu đồng.

* Các xe chở quá tải dưới 10% tải trọng xe: không áp dụng mức phạt.

Nguồn: Nghị định 100/2019

Ủng hộ để bảo vệ đường sá, tránh tiêu cực

Anh Đặng Thành An, tài xế xe tải chạy tuyến TP.HCM đi miền Tây, công nhận vi phạm tải trọng có thể gây hư hỏng đường sá, mất an toàn giao thông. Một số trường hợp tài xế, chủ xe vi phạm có tâm lý chống đối, bỏ chạy thường thanh tra giao thông khó xử lý. Vì vậy, anh ủng hộ việc áp dụng phạt nguội xe quá tải để đảm bảo công bằng, tránh tiêu cực.

Ông Bùi Văn Quản, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, kiến nghị cần rút ngắn thời gian gửi thông báo phạt nguội (khoảng 15 ngày đến 1 tháng) về cho các chủ xe, chủ doanh nghiệp.

Thời gian thông báo càng nhanh thì chủ doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc giải quyết nội bộ, coi thử lỗi do tài xế hay của chủ xe.

Sẽ lắp camera AI phát hiện vượt đèn đỏ

Phòng trực camera giám sát ở Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Phòng trực camera giám sát ở Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN

Thời gian qua, TP.HCM đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào điều hành quản lý giao thông. Sắp tới sẽ lắp cả camera công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tự động phát hiện hành vi vượt đèn đỏ, vi phạm giao thông.

Hiện nay TP.HCM đang quản lý 7,8 triệu xe máy và 865.000 ô tô. Dân số cùng lượng xe đang tăng tạo áp lực cho giao thông rất lớn.

Từ năm 2019, trung tâm điều hành giao thông thông minh đầu tiên được đưa vào hoạt động. Trung tâm kết nối bằng camera giao thông và đèn tín hiệu ở khu vực trung tâm...

Ngoài chức năng cung cấp dữ liệu cho người dân tình hình giao thông trên website, ứng dụng trên điện thoại di động, trung tâm còn chuyển thông tin xe vi phạm cho lực lượng chức năng phạt "nguội".

Nhiều năm qua, công nghệ cũng đã góp phần rất lớn vào việc điều tiết giao thông, đặc biệt khu vực trung tâm TP. Hệ thống đèn tín hiệu ở các tuyến đường như Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur... được điều khiển tự động theo mô hình "làn sóng xanh".

Vì vậy, xe cộ có thể chạy qua nhiều nút giao liên tục giúp thời gian dừng chờ đèn tín hiệu ngắn lại, tăng năng lực lưu thông các tuyến đường đang quá tải.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đoàn Văn Tấn - giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị - chia sẻ trung tâm hiện đang quản lý hàng trăm camera giám sát, không những để điều tiết giao thông hợp lý mà còn hỗ trợ việc xử lý vi phạm.

Thời gian qua, trung tâm đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan ghi nhận, truyền tải những hình ảnh của camera trên khắp các tuyến đường.

Ngoài các camera hiện hữu dùng giám sát giao thông tại các giao lộ, sắp tới trung tâm sẽ lắp thêm các camera nhận diện (công nghệ AI) tự động phát hiện hành vi vượt đèn đỏ, vi phạm giao thông, phối hợp với cảnh sát giao thông xử phạt.

Ông Tấn cho biết thêm hiện tại trên toàn TP.HCM có 835 camera giám sát giao thông. Người dân có thể xem trên ứng dụng camera giao thông TP.HCM và chọn ra những tuyến đường phù hợp để đi, "né" kẹt xe.

Ngoài ra, trung tâm còn có 118 camera "chuyên dụng" dùng đếm lưu lượng xe cộ đi lại. Từ đó phối hợp với các đơn vị liên quan dựng lên các kịch bản, điều chỉnh giao thông phù hợp giúp người dân đi lại thông thoáng hơn trên các tuyến đường.

"Trung tâm đang vận hành 216 cột đèn tín hiệu giao thông và 74 bảng led dùng để thông tin giao thông, tuyên truyền luật giao thông. Thời gian tới trung tâm tiếp tục tăng cường lắp đặt, nâng cấp camera tại các khu vực trọng điểm", ông Tấn cho hay.

TP.HCM bắt đầu phạt nguội xe quá tảiTP.HCM bắt đầu phạt nguội xe quá tải

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa ra quyết định ban hành quy trình thí điểm phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vận tải hàng hóa bằng ô tô khi xe, người lái xe, chủ xe rời khỏi hiện trường.

Xem thêm: mth.62821958031113202-iat-auq-ex-iougn-tahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phạt nguội xe quá tải”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools