vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ ba mỏ cát gần 1.700 tỉ: 'Không đánh giá được việc trả giá cao vì mục đích gì'

2023-11-15 03:57
Một mỏ cát đang khai thác tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Một mỏ cát đang khai thác tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Liên quan vụ thâu đêm đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với mức giá cao ngất ngưởng, gần 1.700 tỉ, ngày 14-11, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Quân - phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - xung quanh quá trình tiến hành đấu giá ba mỏ cát làm "nóng" dư luận thời gian qua.

Đánh giá trữ lượng cát tiến hành ra sao?

Về việc các mỏ cát đấu giá được chốt gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm, ông Quân cho biết hiện nay nhiều người lấy số tiền trúng đấu giá chia cho trữ lượng để tính ra bao nhiêu tiền/m³.

Tuy nhiên, ông Quân cho rằng có thể doanh nghiệp "có nhiều bài toán để tính", ví dụ một doanh nghiệp khi mua nhà đất họ không để giao dịch, mà chỉ để làm tài sản thế chấp.

"Bây giờ xã hội phong phú lắm, nên doanh nghiệp họ có thể có nhiều lý do khi trả giá cao như vậy. Tại sao người ta trả cao, nói thật là chúng tôi không kiểm soát được, đấy là quyền của nhà đầu tư, việc này không vi phạm pháp luật, nên sở không có quyền điều chỉnh" - ông nói.

Trước câu hỏi quy trình, các bước đánh giá trữ lượng của ba mỏ cát trên được thực hiện như thế nào, vị này cho biết TP Hà Nội đã xây dựng một đề án thẩm định.

Khi xây dựng xong đề án đánh giá trữ lượng, Hà Nội sẽ có một hội đồng thẩm định gồm rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia... để thẩm định. Sau đó, khi có kết quả thẩm định trữ lượng, hội đồng sẽ báo cáo lên TP.

Tiếp đến, Hà Nội sẽ họp liên ngành để giám sát, đánh giá kết quả của hội đồng có chính xác trữ lượng lớn hay không. Nếu không có gì bất thường, UBND TP Hà Nội sẽ phê duyệt kết quả trữ lượng mà hội đồng đã thẩm định. 

Từ kết quả trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ lấy căn cứ để tiến hành đấu giá.

Được biết, ba mỏ cát trên đã được thẩm định trữ lượng để đấu giá từ năm 2019, nhưng vì dịch COVID-19 nên nay mới tiến hành đấu giá.

Hà Nội lấy trữ lượng đã đánh giá từ năm 2019 để đánh giá là bởi "theo quy định về quy hoạch khoáng sản thì 10 năm không phải thẩm định lại trữ lượng, vẫn sử dụng con số đó".

Một mỏ cát ven sông Hồng - Ảnh: NAM TRẦN

Một mỏ cát ven sông Hồng - Ảnh: NAM TRẦN

Không tin trữ lượng cát thực tế nhiều hơn đã công bố

Trước câu hỏi liệu có hay không việc trữ lượng thực tế của ba mỏ cát vừa đấu giá lớn hơn nhiều so với trữ lượng công bố, ông Quân nói "không tin" có việc này, bởi "không có chuyện trữ lượng thật lớn hơn hàng trăm lần trữ lượng đã công bố".

"Nếu nói giấu trữ lượng vì giá tăng cao hàng trăm lần, thì lượng cát cũng phải tăng hàng trăm lần so với số liệu công bố. Nếu khối lượng cát tăng hàng trăm lần thì sẽ thấy được ngay, khúc sông sẽ ngồn ngộn cát. Nhưng trước khi đấu giá, chúng tôi có ra kiểm tra thực tế ở mỏ, bằng mắt thường không thấy thay đổi trữ lượng so với thời điểm đánh giá năm 2019, thì tôi khẳng định không có cơ sở để nói việc giấu trữ lượng.

Còn tại sao doanh nghiệp họ trả giá cao, đúng là không thể lý giải được" - ông Quân nói.

Các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính khi trúng đấu giá thế nào?

Về tiến độ thực hiện nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp trúng đấu giá 3 mỏ cát gần 1.700 tỉ, ông Quân cho biết sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt kết quả đấu giá, Cục Thuế TP sẽ thông báo số tiền phải nộp cho các doanh nghiệp đã trúng đấu giá.

"Với 3 mỏ cát này thì các đơn vị trúng đấu giá đều phải nộp tối thiểu 50 tỉ trước khi được cấp phép khai thác, và phải nộp trong vòng 12 tháng từ khi trúng đấu giá.

Số tiền còn lại sẽ phải nộp hằng năm theo phương án khai thác, kế hoạch khai thác và phải nộp đủ trong vòng không quá 5 năm" - phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói.

Trả giá quá cao có làm ảnh hưởng tới thị trường giá vật liệu?

Nói thêm với Tuổi Trẻ Online, ông Quân khẳng định sự việc ba mỏ cát vừa qua trúng đấu giá gần 1.700 tỉ sẽ không ảnh hưởng tới giá cát cũng như giá vật liệu trên thị trường. Bởi giá cả vật liệu được quy định theo bảng giá nhà nước hằng năm, chứ doanh nghiệp không thể "tự thổi giá, tự định giá cho thị trường".

"Tất cả phụ thuộc theo cung cầu, chứ không thể có một người thổi bùng giá lên rồi tất cả phải chạy theo, nếu bán giá cát đắt thì chắc chắn không ai mua" - ông nói.

Về yêu cầu báo cáo của Thủ tướng, ông cho biết sẽ báo cáo với Thủ tướng việc trúng đấu giá các mỏ cát cao ngất ngưởng sẽ không phải là yếu tố ảnh hưởng tới giá vật liệu. Tuy nhiên, ông nói sở cũng không đánh giá được hiện tượng "trả giá cao" như trên nhằm mục đích gì.

"Chúng tôi đã yêu cầu rà soát lại, dù lúc làm đã chặt rồi, nhưng giờ rà soát lại toàn bộ theo yêu cầu, đến nay chúng tôi vẫn chưa thấy hổng ở chỗ nào cả" - ông nói.

Đấu giá suốt 22 tiếng, 3 mỏ cát ở Hà Nội được chốt với giá cao gấp trăm lần khởi điểmĐấu giá suốt 22 tiếng, 3 mỏ cát ở Hà Nội được chốt với giá cao gấp trăm lần khởi điểm

Ba mỏ cát ở Hà Nội được trả 1.689,085 tỉ đồng tại phiên đấu giá do Sở Tài nguyên và Môi trường TP tổ chức, cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Điều đáng nói, phiên đấu giá trên được kéo dài từ 9h sáng 5-11 tới 6h sáng 6-11.

Xem thêm: mth.54272058141113202-ig-hcid-cum-iv-oac-aig-art-ceiv-coud-aig-hnad-gnohk-it-007-1-nag-tac-om-ab-uv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ ba mỏ cát gần 1.700 tỉ: 'Không đánh giá được việc trả giá cao vì mục đích gì'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools