Trong khi đó, tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các thị trường mới nổi đạt mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong báo cáo công bố ngày 16/11, IIF ước tính nợ toàn cầu sẽ đạt 310.000 tỷ USD vào cuối năm nay, tương đương mức tăng hơn 25% trong vòng 5 năm qua.
2/3 số nợ tăng trong quý vừa qua đến từ các thị trường phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các thị trường mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.
Trong khi tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ít thay đổi ở mức 333%, thì con số này đã lên tới 255% tại các thị trường mới nổi - cao hơn 32 điểm phần trăm so với cùng kỳ 5 năm trước. Dẫn đầu thúc đẩy mức tăng trên là Nga, Trung Quốc, Saudi Arabia và Malaysia. Ở chiều ngược lại, Chile, Colombia và Ghana ghi nhận tỷ lệ giảm lớn nhất.
IIF cảnh báo rằng sự chuyển hướng sang chủ nghĩa dân túy chính trị có thể đẩy mức nợ trên lên cao hơn nữa trong năm tới.
Ông Emre Tiftik, người phụ trách bộ phận nghiên cứu bền vững tại IIF, nêu rõ có hơn 50 cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm 2024, trong đó có tại Mỹ, Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.
Theo ông Tiftik, trước tình trạng phân cực chính trị ngày càng sâu sắc và căng thẳng địa chính trị gia tăng, năm bầu cử sắp tới này có thể mở đường cho các chính sách dân túy, đồng thời khiến các chính phủ tăng hoạt động vay mượn và chi tiêu cũng như nới lỏng kỷ luật tài chính. Điều này có thể dẫn tới nhiều biến động hơn nữa trên thị trường.
Ông cũng cảnh báo rằng việc trả nợ đang tiêu tốn một lượng lớn nguồn thu trên toàn thế giới, thậm chí đạt đến mức "báo động" ở Pakistan và Ai Cập. Tại Mỹ, chi phí lãi vay của chính phủ dự kiến sẽ tương đương 15% nguồn thu vào năm 2026, tăng đáng kể từ mức dưới 10% hiện nay.
Bên cạnh đó, IIF cảnh báo rằng gánh nặng nợ nần đối với các hộ gia đình và tập đoàn vẫn đang gia tăng ở các nền kinh tế lớn, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng đến mọi vấn đề, từ bầu cử đến chuyển đổi năng lượng sạch.
Trong báo cáo, IIF nhận định với nhu cầu vay vốn của các công ty ở mức thấp trong nhiều năm giữa bối cảnh điều kiện tài trợ vẫn bị thắt chặt và sự phân mảnh địa kinh tế ngày càng tăng, triển vọng tài chính khí hậu ngày càng gặp rủi ro trong những quý gần đây. Bằng chứng là việc phát hành các khoản nợ ESG (môi trường, xã hội và quản trị) chậm lại rõ rệt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.12634614171113202-uac-naot-nert-cul-yk-oac-on-oab-hnac-et-couq-hnihc-iat-neiv/et-hnik/nv.vtv