Như tại SHB, ngân hàng này vừa giảm lãi suất huy động thêm từ 0,1-0,2%/năm, tính trung bình ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động mỗi tháng. Hiện lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng khoảng 5,1%, giảm 4% so với hồi đầu năm.
Lãi suất huy động giảm là cơ sở để ngân hàng này giảm thêm 2% lãi suất cho các khoản vay hiện hữu bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đồng thời, dành hơn chục nghìn tỷ đồng ưu đãi cho vay mới.
"Với doanh nghiệp mới thì có gói 5.000 tỷ bổ sung vốn lưu động có lãi suất ưu đãi từ 6,97%/năm. Ngoài ra còn gói 1.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay mua ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian lên tới 36 tháng. Riêng đối với doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu ngân hàng dành ra gói 50 triệu USD với lãi suất ưu đãi chỉ từ 4,8%/ năm..." ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp SHB cho biết.
Việc giảm lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ giúp kích thích nhu cầu vay vốn. Bởi hiện tín dụng tăng chậm, mới đạt khoảng 7%. Nhưng để tín dụng tăng được, các chuyên gia cho rằng cần thêm giải pháp kích cầu tiêu dùng.
"Muốn tín dụng ra được thì tổng cầu của nền kinh tế phải lên, dòng tiền phải luân chuyển. Chúng ta đang cận kề Tết dương lịch và âm lịch, nhu cầu của người tiêu dùng gia tăng lên khiến các doanh nghiệp cần có vốn tích trữ nguyên liệu đầu vào đón đầu dịp Tết, có thể tín dụng sẽ tăng", ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng đánh giá.
Song song với giảm lãi suất, một số ngân hàng cũng miễn giảm thêm phí dịch vụ, hoặc tăng hạn mức cho vay tín chấp, không tài sản đảm bảo, để có thể thu hút được các khách hàng tốt tới vay vốn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.85142645081113202-yav-ohc-av-gnod-yuh-taus-ial-gnab-tam-maig-gnah-nagn-meht/et-hnik/nv.vtv